1. Điều kiện để xin giấy xác nhận tạm trú:
Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Khi muốn xác nhận về nơi mà mình đang cư trú thì người dân sẽ xin giấy xác nhận cư trú tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giấy xác nhận nơi cư trú là văn bản có nội dung ghi nhận thông tin cư trú của một người tại địa chỉ mà họ đang cư trú. Nơi cư trú của công dân có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú (Điều 11 Luật cư trú 2020)
Theo đó, ta hiểu giấy xác nhận tạm trú là giấy mà cơ quan có thẩm quyền xác nhận về việc công dân đó đang sinh sống tại một vị trí nhất định nhằm mục đích học tập hay lao động trong một thời gian nhất định.
Bạn đang xem: Giấy xác nhận tạm trú có giá trị hiệu lực trong thời hạn bao lâu?
Để xin được giấy xác nhận tạm trú thì trước đó người dân phải đăng ký tạm trú. Để đăng ký tạm trú thì cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
– Công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi mà họ đăng ký thường trú với mục đích lao động, học tập hoặc những mục đích khác thì phải thực hiện đăng ký tạm trú
– Nơi ở hợp pháp ở đây là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật
– Ngoài ra, cá nhân không được đăng ký tạm trú tại những nơi sau:
+ Nơi cư trú của công dân nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây hoặc lấn chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, đê điều, thủy lợi, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích văn hóa lịch sử đã được xếp hạng.
+ Nơi cư trú của công dân thiếu an toàn, nằm trong khu vực có nguy cơ cao về lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật
+ Công dân cư trú tại nơi mà toàn bộ diện tích đất nằm trong đất lấn chiếm trái phép hoặc xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật
+ Nơi ở của công dân đang nằm trong diện tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết tại Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật
+ Khi chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng không được đăng ký tạm trú
+ Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Nếu sống tại các phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú mà đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thì cũng không được đăng ký thường trú
+ Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trước đây, khi đăng ký tạm trú, người dân sẽ được cấp sổ tạm trú. Tuy nhiên, hiện nay từ khi Luật cư trú 2020 có hiệu lực thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý cư trí không còn cấp sổ tạm trú cho người dân nữa mà sẽ cập nhật trực tiếp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Khi người dân cần xác nhận nơi đang tạm trú thì có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký cư trú cấp giấy xác nhận thông tin cư trú. Có thể nói, giấy xác nhận cư trú chính là giấy tờ xác nhận nơi tạm trú của công dân
2. Giấy xác nhận tạm trú có giá trị hiệu lực trong thời hạn bao lâu?
Tại Khoản 2 Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về thời hạn của giấy xác nhận thông tin cư trú đối với người có thường trú, tạm trú là 30 ngày kể từ ngày cấp giấy.
Nếu thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ khi có thay đổi
Nội dung của giấy xác nhận tạm trú bao gồm:
+ Họ tên,ngày sinh, số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân, địa chỉ thường trú
+ Thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú
3. Thủ tục xin xác nhận tạm trú:
Công dân có thể xin giấy xác nhận tạm trú trực tiếp hoặc gửi qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
3.1. Thủ tục xin giấy xác nhận tạm trú trực tiếp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu CT01 ban hành kèm theo thông tư 56/2021/TT-BCA
Các giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh để đối chiếu trong trường hợp cần xác minh thông tin
Bước 2: Nộp hồ sơ
Xin giấy xác nhận tạm trú trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính trong các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của pháp luật).
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Xem thêm : Có kinh uống nước đá được không? Cách giảm đau bụng khi tới tháng
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký
Nếu hồ sơ chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký
Trường hợp từ chối nhận hồ sơ thì phải cấp phiếu từ chối tiếp nhận, nêu rõ lý do cho người đăng ký và giải quyết hồ sơ cho người đăng ký.
Bước 4: Nhận kết quả
Đến ngày hẹn trả kết quả được ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông tin về cư trú cho công dân
Thời hạn giải quyết:
+ 01 ngày làm việc với trường hợp thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
+ 03 ngày làm việc với trường hợp cần xác minh.
3.2. Thủ tục xin giấy xác nhận cư trú online:
Bước 1: Truy cập vào Cổng Dịch vụ công Bộ Công An.
Bước 2: Chọn ĐĂNG NHẬP bên góc phải màn hình -> ĐĂNG NHẬP Tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bước 3: Đăng nhập tài khoản
Điền đầy đủ các thông tin và mã xác thực để đăng nhập bằng tài khoản công dịch vụ công quốc gia của mình
Bước 4: Chọn lĩnh vực đăng ký
Sau khi đăng nhập, chọn Xác nhận thông tin về cư trú (Hoặc Lĩnh vực Đăng ký, quản lý cư trú -> Xác nhận thông tin về cư trú).
Bước 5: Nộp hồ sơ
Điền lần lượt điền đầy đủ thông tin chính xác vào các mục có sẵn và nộp hồ sơ sau đó ghi và gửi hồ sơ ở góc phải màn hình và đợi kết quả
4. Mẫu đơn xin xác nhận cư trú:
…..…(1)
….…(2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mẫu CT07 ban hành
theo TT số /2021/TT-BCA ngày 15/5/2021
Số: /XN
…., ngày…….tháng…….năm……
XÁC NHẬN THÔNG TIN VỀ CƯ TRÚ
I. Theo đề nghị của Ông/Bà:
1. Họ, chữ đệm và tên:……….
2. Ngày, tháng, năm sinh:…..…/……./ …… 3. Giới tính:……….
4. Số định danh cá nhân/CMND:
Xem thêm : Bài toán lớp 1 gây tranh cãi: "Không hiểu giờ chương trình học thế nào nữa"
5. Dân tộc:……6. Tôn giáo:……7. Quốc tịch:……
8. Quê quán:……..
II. Công an(2)……… xác nhận thông tin về cư trú của Ông/Bà có tên tại mục I, như sau:
1. Nơi thường trú:……..
2. Nơi tạm trú:……….
3. Nơi ở hiện tại:…………
4. Họ, tên đệm và tên chủ hộ:……..5. Quan hệ với chủ hộ:……….
6. Số định danh cá nhân của chủ hộ:
7. Thông tin các thành viên khác trong hộ gia đình:
TT
Họ, chữ đệm
và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Giới tính
Số định danh cá nhân/CMND
Quan hệ với chủ hộ
8. Nội dung xác nhận khác(3): ……..
Xác nhận thông tin cư trú này có giá trị đến hết ngày………tháng……..năm……… (4)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
(Chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan)
Chú thích:
(1) Cơ quan cấp trên của cơ quan đăng ký cư trú;
(2) Cơ quan đăng ký cư trú;
(3) Các nội dung xác nhận khác (ví dụ:đăng ký tạm trú , xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú,…. );
(4) Có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận này hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Luật cư trú 2020
+ Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp