Ngày 3.1, người dân làm các thủ tục hành chính, dịch vụ công đã không phải trình sổ hộ khẩu giấy, Bộ Công an cũng có hướng dẫn 7 phương thức thay thế.
Ứng dụng VNeID – một trong 7 phương thức sử dụng thay cho sổ hộ khẩu giấy (bị khai tử từ ngày 1.1.2023). Nguồn: C06
Thủ tục rất đơn giản
Theo đó, ngay sau khi sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú bị “khai tử”, Bộ Công an đã hướng dẫn người dân sử dụng các phương thức gồm: Sử dụng căn cước công dân gắn chip, ứng dụng VNeID, thiết bị đọc mã QR, giấy xác nhận thông tin về cư trú trong mọi giao dịch hành chính công…
Nguồn: C06, Bộ Công an
Cũng trong ngày đầu tiên (3.1) sau kỳ nghỉ lễ Tết dương lịch 2023, tại Hà Nội, người dân đã rục rịch tới UBND phường, quận để làm các dịch vụ công một cửa.
Trong ngày đầu người dân thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công khi sổ hộ khẩu giấy bị “khai tử”, bên cạnh các thủ tục nhanh gọn, đơn giản, một số vẫn còn gặp khó khăn khi tiếp cận với thủ tục trực tuyến.
Trong số những người dân đến phường Thạch Bàn, quận Long Biên (Hà Nội), Trần Xuân Việt (22 tuổi, quê Ninh Bình) và bạn gái tới để hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn.
Xuân Việt hồ hởi cho hay, mọi thứ đã được anh khai qua Cổng dịch vụ Công trực tuyến. Sau khi điền các thông tin, tải các giấy tờ lên cổng dịch vụ công, chờ vài ngày, anh được cơ quan chức năng xác nhận, rồi thông báo lịch nhận kết quả qua số điện thoại và thư điện tử.
Xem thêm : Mật ong bị đóng đường là thật hay giả ?
Xuân Việt và bạn gái sắp cưới chỉ cần mang căn cước công dân gắn chip tới UBND phường để lấy kết quả. “Thay vì trước đó cần phải sổ hộ khẩu giấy và phải về quê làm các thủ tục thì bây giờ tôi có thể ngồi một chỗ thao tác là xong” – Xuân Việt cho biết và khẳng định thủ tục rất đơn giản, không có gì phức tạp.
Xuân Việt và bạn gái sắp cưới mang thẻ căn cước công dân gắn chip tới nhận kết quả đăng ký kết hôn mà không cần phải sổ hộ khẩu. Ảnh: Mai Anh
Tại địa điểm phường Dịch Vọng Hậu, chiều 3.1, ông Đặng Tuấn Hải (50 tuổi, tạm trú tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc) đến trụ sở UBND phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội, nơi đăng ký thường trú) để làm thủ tục khai tử cho người thân.
Theo quy định của luật Cư trú, kể từ ngày 1.1, sổ hộ khẩu sẽ hết giá trị sử dụng. Để thay thế cho sổ hộ khẩu, Bộ Công an hướng dẫn cơ quan chức năng 7 phương thức khai thác thông tin cư trú, trong đó có việc xuất trình thẻ căn cước công dân để thiết bị đọc chip trên thẻ hoặc sử dụng giấy xác nhận cư trú.
Dù nắm được quy định trên, nhưng khi đến UBND phường để làm thủ tục, ông Hải cũng như nhiều người khác vẫn mang theo cuốn sổ hộ khẩu giấy với tâm lý “ăn chắc”.
Bước vào phần thủ tục, ông Hải được cán bộ phường hướng dẫn sang trụ sở Công an phường Dịch Vọng Hậu để cấp giấy xác nhận cư trú, nhằm thay thế cho sổ hộ khẩu đã hết giá trị sử dụng.
Sau khi khai báo và được cấp giấy xác nhận, ông Hải hoàn thành thủ tục và chờ trả kết quả.
Một cán bộ hộ tư pháp – hộ tịch của UBND phường Dịch Vọng Hậu cho biết, các cán bộ của phường khi tiếp nhận, làm thủ tục hành chính, dịch vụ công cho người dân vẫn còn gặp một số khó khăn vì chưa được trang bị máy móc, thiết bị đọc, khai thác thông tin trên căn cước công dân.
Bên cạnh đó mặt bằng sử dụng công nghệ thông tin của người dân không đồng đều nhau, việc thực hiện thủ tục này còn mới, người dân phải khai hồ sơ rất phức tạp, phần mềm mới chưa liên thông hết các dữ liệu.
“Quá trình thực hiện các thủ tục, chúng tôi vẫn phải linh hoạt, tiếp nhận và giải quyết giúp người dân trên cơ sở phải xin giấy xác nhận cư trú từ công an” – vị cán bộ này cho biết.
Xem thêm : Mang thai dùng dầu gió được không? Lỡ dùng thì phải làm sao?
Mặt khác, cán bộ tư pháp còn khai hộ người dân trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại phường Dịch Vọng Hâu, Cầu Giấy, Hà Nội chiều 3.1. Ảnh: Việt Dũng
Có thể sử dụng 1 trong 7 phương thức
Cũng liên quan đến việc không cần trình hộ khẩu theo Nghị định 104 của Chính phủ, ông Nguyễn Anh Khôi – Trưởng văn phòng Công chứng Nguyễn Khôi (Hà Nội) – cho hay, trong ngày 3.1, có khoảng 15-20 người đến làm dịch vụ công chứng về đất đai và một số dịch vụ khác.
Theo ông Khôi, việc giải quyết cho khách hàng tới làm công chứng khá thuận lợi, nhanh chóng. Người dân không cần phải trình hộ khẩu giấy nữa. Cán bộ văn phòng căn cứ vào căn cước công dân gắn chip và tài khoản định danh điện tử để thực hiện các thủ tục.
Tuy nhiên, có một số khách hàng vẫn dùng căn cước không gắn chip, chứng minh nhân dân nên ván bộ văn phòng đã đề nghị họ phải có giấy xác nhận thông tin cư trú để thực hiện giao dịch công chứng.
Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (Cục C06, Bộ Công an) – cho hay, do là ngày đầu tiên triển khai bỏ sổ hộ khẩu, đơn vị chưa ghi nhận nhiều vướng mắc, nếu có phát sinh sẽ rõ hơn trong vài ngày tới.
Trung tá Vĩnh cho biết, với một số thủ tục bắt buộc phải có thông tin chính xác về nơi thường trú ở thời điểm hiện tại, cán bộ tiếp dân có thể sử dụng 1 trong 7 phương thức mà Bộ Công an đã hướng dẫn.
“Vì vậy, cán bộ không nhất thiết phải yêu cầu người dân cung cấp giấy xác nhận cư trú” – trung tá Vĩnh nói.
Trước phản ánh Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có thời điểm bị lỗi, không chia sẻ được, trung tá Vĩnh khẳng định đơn vị thường xuyên theo dõi, về cơ bản cơ sở đang đáp ứng và không vấn đề gì.
Thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tuyên truyền tốt hơn nữa để cả cán bộ và người dân hiểu rõ về các thủ tục hành chính không cần xuất trình sổ hộ khẩu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp