Sử dụng điện hợp lý trong khung giờ cao điểm mùa hè vừa đảm bảo an toàn cho hệ thống dòng điện vừa giúp các thiết bị điện an toàn, tiết kiệm điện năng cho các cá nhân, hộ gia đình. Cùng Roman khám phá các mẹo hữu ích và áp dụng ngay thôi!
- A) Khu vực đồi núi-Các thế mạnh:+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồ – Thế mạnh và hạn chế tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội – Giải Bài
- Ăn bơ với sữa chua có tác dụng gì? Có béo không?
- Tích cực trồng rừng đầu nguồn, Suntory PepsiCo góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Trai sinh năm 1988 nên lấy vợ tuổi nào là hợp nhất
- Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì và kiêng trong bao lâu để hạn chế sẹo?
Vì sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm?
Sử dụng điện hợp lý trong khung giờ cao điểm (9h30 -11h30 và 17h-20h) không chỉ giúp tiết kiệm chi phí điện năng mà còn đảm bảo các thiết bị hoạt động lâu bền và hiệu quả.
Bạn đang xem: 6 Mẹo sử dụng điện hợp lý trong khung giờ cao điểm
Tiết kiệm chi phí điện năng
Tập đoàn điện lực Việt Nam đưa ra quy định về giá bán điện theo các khung giờ khác nhau gồm: Khung giờ bình thường, khung giờ cao điểm và khung giờ thấp điểm.
Đối với hộ gia đình, nhà trọ hay chung cư mức độ tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm lớn hơn bình thường. Vì vậy, tối thiểu việc sử dụng các thiết bị điện sẽ giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng một cách đáng kể.
Với các hộ kinh doanh, sản xuất dùng nhiều thiết bị, máy móc công suất lớn nên phí điện mức nhiều hơn, dẫn tới chi phí cao hơn. Nếu hộ kinh doanh, sản xuất sử dụng điện vào giờ cao điểm thì chi phí tiêu thụ điện sẽ vô cùng lớn, tăng lên tới 80% so với bình thường.
Ngày 04/5/2023, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1062/QĐ-BCT quy định giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán điện cho các đơn vị bán lẻ điện.
Đối với nhóm khách hàng sinh hoạt gồm 6 bậc:
Bậc 1 có giá thấp nhất là 1.728 đồng/kWh
Bậc 2 có giá là 1.786 đồng/kWh
Bậc 3 có giá là 2.074 đồng/kWh
Bậc 4 có giá là 2.612 đồng/kWh
Bậc 5 có giá là 2.919 đồng/kWh
Bậc 6 có giá là 3.015 đồng/kWh
Như vậy, số điện tiêu thụ càng cao thì đồng nghĩa phải đóng mức giá càng cao.
Đảm bảo an toàn, độ bền cho các thiết bị điện
Xem thêm : 5 Cách triệt lông nách tại nhà cho nữ | An toàn, hiệu quả nhanh
Sử dụng điện năng trong giờ cao điểm dẫn đến tình trạng điện áp bị quá tải, ảnh hưởng tới hoạt động và độ bền của các thiết bị điện. Máy móc đang vận hành có thể bị dừng hoạt động, ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất. Các thiết bị điện trong nhà không đủ điện để vận hành đúng công suất nên hoạt động chậm và yếu hơn, dẫn đến chóng hỏng, không đảm bảo an toàn khi sử dụng. Đèn sáng yếu hơn, quạt quay chậm hơn, thời gian đun sôi nước của ấm điện lâu hơn… là tình trạng chung các giai đình thường gặp phải trong giờ cao điểm. Khung giờ cao điểm tiêu thụ điện năng trong ngày khoảng 9h30 đến 11h30 sáng và 17h-20h tối. Do vậy, để các thiết bị điện hoạt động an toàn, tuổi thọ và độ bền cao, nên tránh sử dụng nhiều thiết bị điện trong giờ cao điểm.
Giảm áp lực ngành điện
Trong khung giờ cao điểm, các nhà máy điện phải hoạt động tối đa công suất để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của người dân. Điều này tạo nên áp lực cho ngành điện khi phải tìm thêm các nguồn nguyên liệu, khai thác tài nguyên thiên nhiên để hoạt động.
Vì vậy, việc sử dụng điện hợp lý trong giờ cao điểm sẽ không chỉ có ích về kinh tế đối với hộ cá nhân, sản xuất, gia đình mà còn có ích đối với hệ sinh
6 mẹo sử dụng điện hợp lý trong giờ cao điểm
Mẹo 1: Sử dụng đúng cách các thiết bị điện
Sử dụng các thiết bị điện đúng cách giúp bạn giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm, đặc biệt là các thiết bị công suất lớn.
Điều hòa
Điều hòa được sử dụng gần như thường xuyên và liên tục. Bạn nên áp dụng 2 cách sau để dùng điều hòa mà vẫn có thể tiết kiệm điện:
Kết hợp sử dụng thêm quạt điện. Thiết bị quạt điện có thể định hướng gió điều hòa đến vị trí mà bạn muốn.
Để điều hòa mức hợp lý sẽ từ 26 đến 28 độ để phù hợp với cơ thể, tránh việc bị sốc nhiệt khi đi ra ngoài cũng như tiết kiệm điện
Thường xuyên vệ sinh điều hòa, thay bộ lọc sẽ giúp điều hòa mát, bền và tiết kiệm được 5 – 7% điện năng
Tủ lạnh
Có 2 cách để tủ lạnh hoạt động hiệu quả, tiết kiệm mà lâu bền:
Đồ ăn để nguội mới cho vào tủ lạnh, tránh bảo quảnkhi vẫn còn nóng.
Bảo quản, bọc kín thức ăn trong tủ lạnh bằng màng bọc thực phẩm để tránh cho hơi ẩm từ thức ăn sẽ ảnh hưởng đến máy nén của tủ lạnh.
Lau dọn tủ lạnh, tránh để tủ đồ quá đầy, có khe hở để khí lạnh lưu thông.
Nồi cơm điện
Nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30 – 45 phút để giảm thời gian hâm nóng.
Lau chùi sạch đáy nồi cơm và mâm nhiệt của nồi giúp điện tiếp xúc tốt hơn và tránh lãng phí điện.
Xem thêm : Phản ứng toả nhiệt là gì và ứng dụng của phản ứng toả nhiệt
Không nên dùng các thiết bị có công suất lớn vào giờ cao điểm như bình nóng lạnh, máy giặt, nồi lẩu, bếp từ… Bạn nên có kế hoạch sắp xếp sử dụng chúng trước hoặc sau giờ cao điểm.
Mẹo 2: Dùng bóng đèn Led tiết kiệm điện
Đèn LED tiết kiệm điện lên tới 90% so với đèn sợi đốt; 50% so với đèn Compact. Không chỉ tiết kiệm điện, tuổi thọ của đèn LED còn cao gấp 25 lần so với đèn truyền thống. Công nghệ chiếu sáng LED đang là là công nghệ hiện đại, tiết kiệm điện nhất do có thể chuyển đổi 95% điện năng thành quang năng.
Các loại bóng có khả năng góc chiếu rộng, hiệu suất chiếu sáng cao và cực kỳ tiết kiệm điện như đèn Tuýp led, đèn Mica, đèn Bulb…
Bên cạnh đó đèn LED năng lượng mặt trời thế hệ mới có thể là giải pháp chiếu sáng tiết kiệm điện lên đến 100% mà bạn có thể xem xét lắp đặt. >> Xem thêm: Đèn led có tốn điện không? 5 yếu tố giúp tiết kiệm điện mỗi tháng khi sử dụng đèn led
Mẹo 3: Sử dụng chế độ hẹn giờ, cảm biến ánh sáng
Quên không tắt sau khi sử dụng các thiết bị điện là nguyên nhân dẫn tới mức độ tiêu thụ điện tăng cao. Vì thế, bạn nên đặt chế độ hẹn giờ các thiết bị như đèn, quạt, nồi cơm… Khi không sử dụng, bạn nên tắt hẳn các thiết bị điện, không nên để thiết bị ở chế độ chờ
Việc lắp cảm biến chuyển động đó là khi ai đó vào phòng, đèn sẽ cảm biến được tia hồng ngoại từ người đó, lúc ấy, đèn sẽ kích hoạt ánh sáng và phát sáng. Đèn sẽ tự động tắt đi khi không còn ai ở trong phòng nữa.
Mẹo 4: Tận dụng tối đa nguồn sáng và nguồn gió tự nhiên
Việc tận dụng những luồng ánh sáng tự nhiên giúp ngôi nhà trở nên sáng sủa, mát mẻ và sạch sẽ hơn. Thiết kế giếng trời, cửa sổ, ô cửa thông thoáng để thuận tiện cho ánh sáng tự nhiên vào nhà.
Mở các cánh cửa sổ, cửa chính để gió tự nhiên vào giúp nhà thông thoáng và khô ráo. Tận dụng những khe hút gió hay cũng sẽ là một ý tưởng hay.
>> Xem thêm: 6 Mẹo tiết kiệm điện năng trong mùa hè giúp giảm hóa đơn tiền điện
Mẹo 5: Chọn các sản phẩm tiết kiệm điện
Bạn nên chọn những thiết bị điện khác có nhãn năng lượng (tiết kiệm điện), hoặc chọn những thiết bị, đồ dùng điện nhỏ gọn, công suất vừa đủ, phù hợp với nhu cầu.
Nhãn năng lượng tiết kiệm điện do Bộ Công Thương quy định sẽ xuất hiện trên mỗi sản phẩm nên ạn có thể dễ dàng so sánh và lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện.
Cách xem nhãn năng lượng: Có tổng cộng 5 mức xếp hạng từ 1 đến 5 sao tương ứng với 5 mức tiết kiệm điện. Số sao càng nhiều, sản phẩm đó càng tiết kiệm điện năng tiêu thụ hơn. Ngoài ra, bạn nên xem xét thêm chỉ số hiệu suất năng lượng trên sản phẩm (EER). Thiết bị điện nào có hiệu suất năng lượng cao hơn sẽ cho khả năng tiết kiệm điện hơn.
Mẹo 6: Sử dụng các thiết bị tích điện thay thế
Việc dùng các thiết bị đã được tích điện sẵn trước đó mà không sử dụng nguồn điện trực tiếp vào giờ cao điểm là một phương án hữu ích bạn nên lựa chọn.
Các sản phẩm thường có pin, bình ắc quy hoặc bộ sạc tích điện như quạt sạc tích điện, đèn sạc tích điện… cũng có thể sử dụng phòng trường hợp bị cúp điện do đó các gia đình nên trang bị, chuẩn bị sẵn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp