Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng

Thuật ngữ gió mùa (tiếng Anh là Monsoon) có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập “Mausim” có nghĩa là “mùa”. Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa, hướng gió được thay đổi gần như ngược chiều nhau giữa mùa đông và mùa hè. Vậy gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng?

Câu hỏi: Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng?

A. Đông Bắc.

B. Tây Nam.

C. Tây Bắc.

D. Đông Nam.

Đáp án đúng A.

Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc và ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ phía Bắc, gió mùa mùa đông nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng do:

Khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa. Theo chế độ gió mùa Việt Nam có hai mùa khí hậu là mùa gió Đông Bắc (gió mùa mùa đông) và mùa gió Tây Nam(gió mùa mùa hạ). Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10.

Đặc trưng chủ yếu của gió mùa mùa đông là sự hoạt đông manh mề của gió đông bắc và xen kẻ là những đợt gió đông nam. Trong mùa này thời tiết – khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rất rõ rệt.

Miền Bắc chịu ảnh hương trực tiếp của gió mùa đông bắc từ vùng áp cao ở lục địa phương Bắc tràn xuống thành từng đợt, mang lại một mùa đông không thuần nhất.

Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng đông bắc, đầu mùa đông là tiết thu se lanh, khô hanh còn cuối đông là tiết xuân với mưa phun ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình tháng, nhiều nơi xuống dưới 159oC. Miền núi cao có thể xuất hiện sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới. Còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ồn định suốt mùa. Riếng ở duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.