Sốt xuất huyết có lây qua sữa mẹ không? Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi tác nhân chính là muỗi Aedes. Sốt xuất huyết lây nhiễm phổ biến nhất qua đường máu, nhưng nhiều tài liệu cho thấy bệnh còn có thể lây từ mẹ sang con thông qua đường sữa mẹ, thông tin này đã khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và giải đáp cặn kẽ các vấn đề cho thắc mắc này.
- Sinh 11 Bài 2: Lý Thuyết Vận Chuyển Các Chất Trong Cây Và Câu Hỏi Trắc Nghiệm
- Hướng dẫn cách hiển thị tất cả bình luận bị ẩn trên Facebook
- Bác sĩ giải đáp: Sinh mổ ăn được thịt gà không
- Sữa bột Meiji mở nắp để được thời gian bao lâu? Cách bảo quản sữa hộp đã mở nắp đúng
- Quá trình tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá người được thực hiện thông qua những hoạt động nào
Sốt xuất huyết lây qua đường nào?
Virus sốt xuất huyết có thể lây truyền sang người thông qua vết đốt của 2 loại muỗi mang bệnh thuộc họ Aedes là muỗi vằn Aedes aegypti và muỗi hổ châu Á Aedes albopictus. Đây là chu trình lây bệnh trực tiếp từ muỗi mang bệnh sang người. Tuy nhiên, chu trình lây bệnh từ người sang muỗi sang người là phổ biến hơn cả, muỗi hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue rồi tiếp tục truyền virus vào máu người khỏe mạnh khi đốt thông qua tuyến nước bọt chứa virus của chúng.
Ngoài ra, sốt xuất huyết còn có thể lây qua đường máu nếu lấy máu của người mang virus Dengue truyền cho người khỏe mạnh hoặc dùng chung bơm kim tiêm với người mang bệnh. Tuy nhiên, y học hiện đại vẫn chưa tiếp nhận bất kỳ trường hợp nào lây nhiễm sốt xuất huyết qua đường máu giữa người với người nên đây là một đường lây truyền bệnh ít phổ biến và ít có khả năng xảy ra hơn so với tác nhân lây bệnh là muỗi vằn Aedes Aegypti.
Trong một số rất ít trường hợp, sốt xuất huyết vẫn có thể lây truyền từ mẹ sang con khi người mẹ mắc bệnh trong khoảng 10 ngày trước khi sinh, các triệu chứng của sốt xuất huyết sẽ có thể biểu hiện ở trẻ sơ sinh từ 4 đến 11 ngày tuổi.
Theo các chuyên gia, sốt xuất huyết không lây truyền qua đường tình dục như HIV, không lây qua đường dịch tiết, đường hô hấp hay những tiếp xúc cơ bản giữa người mắc bệnh và người khỏe mạnh.
Xem thêm thông tin chi tiết tại đây: Sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào phổ biến
Sốt xuất huyết có lây qua sữa mẹ không?
Sốt xuất huyết CÓ THỂ lây qua sữa mẹ. Để trả lời cho câu hỏi liệu sốt xuất huyết có lây qua sữa mẹ hay không thì chúng ta cần nhìn lại lý thuyết về đường nhiễm bệnh và lây truyền bệnh của sốt xuất huyết và virus Dengue. Sốt xuất huyết lây truyền qua đường máu bởi các vết đốt của muỗi vằn mang virus Dengue và loại virus gây bệnh sốt xuất huyết này chỉ tồn tại trong máu.
Trong khi đó, sữa mẹ là được hình thành từ máu của người phụ nữ, cụ thể là sữa mẹ được sản xuất bằng việc các nang sữa tổng hợp đường, protein và chất béo có trong nguồn máu và tạo ra sữa mẹ. Vậy, ta có thể biết được rằng nếu người mẹ đang mắc bệnh sốt xuất huyết, virus Dengue có trong nguồn máu có thể là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất sữa mẹ.
Xem thêm : Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa
Vì thế, có thể khẳng định sốt xuất huyết có khả năng lây qua sữa mẹ.
Hơn thế nữa, một vài nghiên cứu không chính thống gần đây cho thấy virus Dengue có thể được tìm thấy trong sữa mẹ khi người mẹ mắc bệnh sốt xuất huyết và sữa mẹ được cho là vẫn có khả năng trở thành phương thức lây truyền virus. Cho đến ngày nay, y học hiện đại đã ghi nhận được một trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm virus sốt xuất huyết thông qua đường sữa mẹ.
Mẹ bị sốt xuất huyết có cho con bú được không?
Hiện vấn đề này vẫn đang được giới y khoa và các chuyên gia đầu ngành tranh cãi theo hai hướng trái ngược nhau là mẹ bị sốt xuất huyết có thể cho con bú và mẹ bị sốt xuất huyết không nên cho con bú. Cụ thể như sau:
Sữa mẹ và đặc biệt là sữa non ở giai đoạn đầu cho con bú chứa rất nhiều lợi khuẩn và kháng thể có khả năng chống lại và ngăn cản virus gây bệnh lây truyền. Điều này khẳng định, cho bú sữa mẹ là phương pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nhỏ và bảo vệ trẻ khỏi các virus gây bệnh.
Hơn nữa, trong các bài báo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) và Chính phủ Hawaii về các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết đã cho rằng, cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ khi bà mẹ bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết có lợi hơn nhiều so với việc không cho con bú.
Trên thực tế, tỷ lệ lây truyền virus sốt xuất huyết từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ là rất thấp. Các nhà khoa học đã đưa vấn đề này lên bàn cân và nhận định theo hướng tương quan rằng lợi ích sức khỏe, sức đề kháng từ việc cho con bú bằng sữa mẹ là lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết.
Ở chiều hướng ngược lại, theo báo cáo kết quả của nghiên cứu “Sự lây truyền dọc của virus sốt xuất huyết trong thời kỳ chu sinh và động học của virus ở trẻ sơ sinh và sữa mẹ” được công bố trên Tạp chí Hiệp hội bệnh truyền nhiễm y khoa năm 2017, trong số các mẫu sữa mẹ mắc bệnh sốt xuất huyết được phân tích thì có 75% mẫu cho kết quả là dương tính với Dengue. Tuy đây là một nghiên cứu có số mẫu nghiên cứu nhỏ nhưng cho thấy được rằng nguy cơ lây nhiễm sốt xuất huyết qua sữa mẹ là khả năng có thể xảy ra. (1)
Vì thế, dù là nguy cơ lây nhiễm thấp nhưng nó vẫn là một nguy cơ tiềm ẩn, nên các bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú cần phải hết sức cẩn trọng. Nếu bà mẹ bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, muốn chắc chắn nguy cơ lây nhiễm cho con qua đường sữa là 0% thì không nên cho con bú trong giai đoạn nhiễm bệnh.
Ngược lại, nếu các bà mẹ muốn đảm bảo con mình có đủ chất dinh dưỡng để phát triển và có được hệ miễn dịch tốt thì có thể cho con bú. Nhưng các bà mẹ cần phải luôn để ý theo dõi tình trạng sức khỏe của con và bản thân, khi phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất lợi nào ở bản thân và trẻ sơ sinh, ngay lập tức tìm đến trung tâm y tế uy tín để thăm khám và nhận lời khuyên từ các chuyên gia để có cách xử lý kịp thời nếu có vấn đề tiêu cực nào xảy ra.
Nếu phụ nữ cho con bú trong thời kỳ bị sốt xuất huyết cảm thấy cơ thể không được khỏe, sốt cao, thể trạng mệt mỏi, lượng sữa tiết ra không đủ để cho con bú hay cảm thấy lo lắng, không an tâm khi cho con bú thì người mẹ có thể sử dụng sữa công thức cho bé bú để giảm bớt áp lực cho bản thân và cung cấp cho bé đủ lượng sữa cần thiết.
Xem thêm : [GIẢI ĐÁP] Xe bán tải Ford Ranger có niên hạn sử dụng không?
Đồng thời, người mẹ vẫn cần phải duy trì thói quen vắt sữa, hút sữa đúng và đủ cữ để hạn chế tối đa tình trạng mất sữa hay tắc sữa xảy ra. Bên cạnh đó, người mẹ có thể đối phó với các triệu chứng mệt mỏi, sốt cao bằng cách sử dụng Paracetamol với liều vừa đủ để cải thiện tình trạng sốt cao và đau đầu.
Đây là liều thuốc hoàn toàn lành tính với bà bầu và phụ nữ đang cho con bú, được các bác sĩ và chuyên gia chỉ định, khuyên dùng cho các bà mẹ bị sốt xuất huyết đang cho con bú. Tuy nhiên, người mẹ không được tùy tiện dụng các liều thuốc có dược tính tương đồng như Ibuprofen hay Aspirin vì chúng gây ra các phản ứng xấu cho cơ thể người mẹ, thậm chí gây ra các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết ồ ạ, máu khó đông hay xuất huyết nội tạng.
Lời khuyên của bác sĩ: mẹ sốt xuất huyết có nên cho con bú?
Nguy cơ sốt xuất huyết lây qua đường sữa mẹ là rất thấp. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ nhi khoa cho rằng nếu phải đối mặt với quyết định này thì họ sẽ khuyên người mẹ không nên cho con bú khi đang bị sốt xuất huyết. Các bác sĩ khẳng định rằng trường hợp không bị lây nhiễm chắc chắn an toàn hơn khả năng lây nhiễm Dengue ở tỉ lệ thấp.
Các bác sĩ đã đưa ra những điểm bất lợi khi chẳng may trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết từ người mẹ qua đường sữa. Theo bác sĩ, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và yếu ớt, nếu bé bị nhiễm sốt xuất huyết thì ngay lập tức số lượng tiểu cầu sẽ giảm, hệ miễn dịch của bé bị sốc do sự thay đổi đột ngột này, điều này có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện sớm.
Nếu em bé bị nhiễm sốt xuất huyết ở giai đoạn sơ sinh thì hệ miễn dịch sẽ suy giảm trầm trọng, các kháng thể cũng hoạt động kém hiệu quả hơn, từ đó có nguy cơ cực kỳ cao em bé đó sẽ tái nhiễm cùng một chủng Dengue đó vào bất kỳ thời điểm nào khác trong đời có thể khiến trẻ mắc hội chứng sốc sốt xuất huyết. Đây là một dạng sốt xuất huyết rất nặng với nguy cơ tử vong cao hơn.
Vì vậy, tuy tiếp tục cho con bú là phương pháp tốt nhất nhưng trên thực tế, người mẹ sẽ chỉ bị nhiễm virus Dengue trong một tuần hoặc dài nhất là 14 ngày. Nếu sự phục hồi không có biến cố, người mẹ có thể sẽ khỏe mạnh để cho con bú sau 7 ngày. Em bé có thể được dùng sữa công thức như trên đã đề cập trong khoảng thời gian người mẹ đang nhiễm bệnh và có thể trở lại sử dụng sữa mẹ sau khi người mẹ kết thúc giai đoạn nhiễm bệnh.
Với phương pháp đề xuất này của bác sĩ, vấn đề sốt xuất huyết có nên cho con bú được giải quyết rất khoa học, kết quả dự kiến của phương pháp này là không có khả năng em bé bị nhiễm bệnh và việc cho con bú cũng chỉ bị gián đoạn tối thiểu trong một tuần. Đây là phương pháp áp dụng cho những bà mẹ muốn giảm thiểu đến mức tối đa nguy cơ gây bệnh cho con của mình.
Để rút ngắn thời gian mắc bệnh, phụ nữ đang cho con bú cần đảm bảo chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học. Trong khẩu phần ăn cần giảm thiểu tối đa lượng thịt và da vị bởi vì trong giai đoạn mắc sốt xuất huyết, các cơ quan tiêu hóa của người bệnh hoạt động kém hiệu quả hơn, rất khó tiêu hóa thức ăn như thịt, thức ăn nhiều dầu mỡ và nhiều gia vị. Thay vào đó, nên bổ sung nhiều rau củ, trái cây, nước ép, các loại hạt và sữa dê vì sữa dê là thực phẩm giúp tăng đột biến số lượng tiểu cầu trong máu. Đặc biệt, người mẹ trong giai đoạn này cần uống thật nhiều nước, uống thành nhiều lần trong ngày để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nhanh chóng vượt qua giai đoạn nhiễm bệnh.
Đến thời điểm này, khi bắt gặp phải thắc mắc rằng sốt xuất huyết có lây qua sữa mẹ không? Câu trả lời là CÓ! Đây là phương thức lây truyền có nguy cơ xảy ra rất thấp, tuy nhiên các bà mẹ cần luôn cảnh giác để bảo vệ sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của bản thân và con yêu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp