Khi nào thì nên tắm cho bé?
Ngoài việc tắm nắng mùa đông cho trẻ sơ sinh các mẹ cũng không nên tắm cho bé quá sớm hay quá muốn. Tránh khung giờ 11h – 13h, và thời gian lý tưởng nhất để tắm cho bé là khoảng từ 10h -10h30 hoặc từ 13h30 – 16h.
Bạn đang xem: Nguyên tắc tắm cho bé vào mùa đông để đảm bảo an toàn các mẹ nên biết
Khi tắm phải đảm bảo nước đủ ấm, kể từ khi cho bé xuống nước đến khi cho bé ra khỏi chậu không được quá 5 phút. Vào mùa đông, các mẹ chỉ nên tắm cho bé từ 2 – 3 lần/ tuần.
Làm ấm phòng
Mùa đông thời tiết rất lạnh, các mẹ đặc biệt phải chú ý đến nhiệt độ trong phòng. Thứ nhất với nhà tắm, bố mẹ nhớ đóng kín cửa nhà tắm cũng như cửa số, tuyệt đối không để gió lùa vào. Với những bé quá nhỏ, tốt nhất bạn nên dùng quạt sưởi hoặc tắm trong phòng có điều hòa. Nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé là trên 23 độ C.
Xem thêm : Ăn gì để nhanh lành vết thương? 5 thực phẩm bác sĩ khuyên dùng
Tuy nhiên, nếu dùng điều hòa hoặc quạt sưởi, các mẹ nhớ không để các thiết bị này chĩa thẳng vào bé vừa có thể gây bỏng cho bé vừa khiến da bé dễ khô hơn.
Chuẩn bị đầy đủ mọi thứ
Trước khi thực hiện tắm cho trẻ, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, bao gồm: thảm tắm, khăn lông, tã, quần áo, sữa tắm cho trẻ, ca múc nước, nhiệt kế đo nước tắm, bồn tắm cho trẻ sơ sinh, ghế nằm dựa để tắm, nước ấm tắm cho trẻ và đồ chơi khi tắm của trẻ.
Kiểm tra nhiệt độ nước
Mẹ dùng nhiệt kế loại chuyên dùng đo nhiệt độ của nước tắm để kiểm tra nhiệt độ nước. Tránh tình trạng nước tắm quá nóng hoặc chưa đủ độ ấm cần thiết để tắm trẻ. Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh lý tưởng nhất là khoảng 36.5 – 37.5 độ C (khoảng 96 – 98 độ F) là chuẩn nhất.
Rửa mặt trước cho bé
Xem thêm : Biển số xe 49 có ý nghĩa gì? Xấu, đẹp và những định kiến
Tắm đúng cách vào mùa đông cho trẻ là phải rửa sạch mặt đầu tiên, dùng bông gòn để vệ sinh mắt và mũi rồi rửa toàn bộ mặt bé bằng khăn mềm, tránh nước vào mắt bé.
Sau đó, mẹ tiến hành gội đầu cho bé. Lưu ý, ngay sau khi gội sạch mẹ dùng khăn lau khô đầu để tránh bị nhiễm lạnh hoặc nước vào tai bé. Lúc này mẹ nên nhanh tay làm sạch cơ thể bé tránh hạ nhiệt nước. Chú tâm đến những chỗ có ngấn như ở nách, cổ, bẹn. Nên để trẻ nằm úp để trẻ không bị sợ.
Lau người, mặc quần áo
Sau khi tắm cho bé xong, đặt bé vào khăn quấn kín từ đầu xuống chân rồi bế bé vào lòng, sau đó lau người cho bé. Nếu để ý, mẹ sẽ nhận thấy môi bé bị tái đi lúc mới cho ra khỏi chậu và quá trình được mẹ ủ ấm, môi bé sẽ hồng trở lại. Khi thấy môi bé hồng trở lại, hãy từ từ mở khăn, mở đến đâu mặc quần áo cho bé đến đấy.
Khi lau người cho con, mẹ hãy chú ý đến ngực, lưng, mặt nhưng bộ phận rất quan trọng phải lau khô và giữ ấm ngay đó là gan bàn chân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp