GNP (Gross National Product) là gì? và công thức tính GNP

Tìm hiểu về lĩnh vực kinh tế vĩ mô, hoặc các môn kinh tế ở trường, bạn sẽ nghe nhắc nhiều đến GNP, vậy GNP là gì? Trên thực thế, khá nhiều người nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ GNP và GDP. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để hiểu về thuật ngữ GNP và công thức tính GNP.

GNP là gì?

GNP là viết tắt của từ Gross National Product là chỉ số đo lường tổng sản lượng quốc gia. Nói đơn giản, GNP là tổng giá trị của các sản phẩm cuối cùng, các dịch vụ do công dân của một nước sản xuất ra (giá trị được tính cả trong và ngoài nước).

Sản phẩm cuối cùng ở đây được hiểu là hàng hóa được tiêu thụ cuối cùng của chính người tiêu dùng, không phải là những sản phẩm được sử dụng như là sản phẩm trung gian để làm ra những sản phẩm khác. Tổng cục thống kê chỉ tính một sản phẩm mới hoàn toàn, việc kinh doanh hàng tồn đọng trước đó, ví dụ như bán đồ cũ sẽ không được tính vào tổng sản lượng GNP.

GNP được tính trong một thời gian nhất định (thường sẽ là một năm). GNP được các cơ quan ban ngành tổng hợp và tính toán, sau đó công bố công khai cho toàn dân biết bằng những bảng số liệu trên trang web của tổng cục thống kê (được áp dụng với nước ta).

Ví dụ về GNP là gì: Ông Nguyễn Văn A là công dân của Việt Nam và mở công ty giày da tại Trung Quốc, như vậy lợi nhuận sau thuế của công ty giày da đó sẽ được tính vào giá trị GNP của nước ta. Và đồng thời, thu nhập của các nhân viên có quốc tịch Việt Nam khi hoạt động trong công ty giày da tại Trung Quốc cũng được tính vào GNP của nước ta.

Công thức tính GNP

Công thức tính GNP là gì? Được ban hành dựa trên cơ sở tiếp cận khái niệm chi tiêu:

GNP = C + I + G + (X – M) + NR

Trong đó:

GNP: là tổng sản phẩm quốc gia

C: Chi phí tiêu dùng cá nhân, có thể tổng hợp theo hộ gia đình.

I: Tổng giá trị đầu tư quốc nội (là tổng giá trị của tất cả các doanh nghiệp đang đầu tư trên lãnh thổ một quốc gia).

G: Chi phí tiêu dùng của chính phủ.

X: Chỉ số kim ngạch xuất khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ.

M: Chỉ số kim ngạch nhập khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ.

NR: Thu nhập ròng của các loại hàng hóa và dịch vụ đang đầu tư ở nước ngoài.

Phân biệt các loại GNP là gì

Hiện nay, GNP được phân loại thành 2 nhóm chính:

GNP danh nghĩa

GNP danh nghĩa hay còn được viết thành GNPn là chỉ số để đo lường tổng sản phẩm và hàng hóa quốc gia sản xuất ra được trong một thời kỳ nhất định, được tính theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của sản phẩm, dịch vụ của thời kỳ đó. Chỉ số GNPn này thường được áp dụng khi muốn nghiên cứu lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

GNP thực tế

GNP thực tế hay còn được viết thành GNPr được hiểu là:

  • Là chỉ số đo lường tổng sản phẩm và hàng hóa quốc gia trong một thời lỳ nhất định, nhưng theo giá cố định tại thời điểm được chọn làm gốc. (hay được hiểu là có tính đến sự biến động của giá cả và lạm phát).
  • GNPr thường được sử dụng để xác định mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia.

Cầu nối giữa GNPn và GNPr thực tế là chỉ số giá cả, hay còn hiểu là lạm phát (D). Và được tính theo công thức sau:

D = GNPn / GNPr x 100 hoặc

GNPr = GNPn / D

Ý nghĩa của GNP với nền kinh tế

Trong nền kinh tế của một quốc gia, chỉ số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cụ thể:

  • GNP là chỉ số thu nhập và mức sống của người dân ở một quốc gia. Từ đó, khi nghiên cứu GNP theo giá cố định, các ban ngành kinh tế sẽ biết được tình hình gia tăng thu nhập và cải thiện mức sống của người dân trong một khoảng thời gian nhất định.
  • GNP cũng là thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước, đây là chỉ số được tính bằng tổng tiền các sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng và dịch vụ mà công dân của quốc gia làm ra.
  • Hay nói cách khác, GNP là “sức khỏe kinh tế” của một quốc gia.
  • Nếu tốc độ tăng trưởng của GNP thấp hơn tốc độ tăng dân số của quốc gia, mức thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm. Chính vì thế, khi phân tích và so sánh về mức sống, các ban ngành thường dùng chỉ số thu nhập quốc dân đầu người.

Mối quan hệ giữa chỉ số GDP và GNP là gì?

GNP và GDP là hai khái niệm được sử dụng để nghiên cứu về nền kinh tế của một quốc gia. Hai mối quan hệ này có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau.

Chính vì vậy, rất nhiều người nhầm lẫn về hai khái niệm này. Tuy nhiên, về bản chất, đây là 2 chỉ số này hoàn toàn khác nhau về bản chất, công thức tính và mức độ phản ánh.

Hãy cùng phân biệt sự khác nhau giữa GDP và GNP là gì theo bảng sau:

Tiêu chí so sánh

GNP

GDP

Khái niệmLà tổng sản phẩm quốc gia do người dân sản xuất trong và ngoài nước.Là tổng sản phẩm quốc nội do người dân sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc giaBản chấtBao gồm tổng sản lượng sản phẩm quốc gia, tính cả nguồn thu từ trong và ngoài nước.

GNP được tạo ra ở tất cả các quốc gia, lãnh thổ mà công dân, doanh nghiệp của nước đó thu được.

Chỉ số GDP là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ quốc gia đó tạo ra.Công thức

GNP = C + I + G + (X – M) + NR

GDP = C+ I + G + NX

Mức độ phản ánhGNP là thước đo tốt về số lượng hàng hóa và dịch vụ mà mỗi người dân của quốc gia đó co thể mua được vì trong chỉ số GNP có bao gồm GDP và phần chênh lệch tài sản từ nước ngoài. GDP là thước đo tốt về số lượng hàng hóa và dịch vụ mà mỗi người dân của quốc gia đó sản xuất ra và tính bình quân cho mỗi người dân.Áp dụngĐược áp dụng rộng rãi tại ngân hàng thế giới để đưa ra những chỉ số GNP.Các quốc gia áp dụng để tính toán.

Điểm hạn chế của GNP là gì?

Bên cạnh những ý nghĩa tầm quan trọng của chỉ số GNP thì chỉ số này còn có những mặt hạn chế dưới đây:

  • Đối với những người khởi nghiệp, kết quả sản xuất của một cá nhân mang hai quốc tịch sẽ tính vào GNP của hai quốc gia khác nhau, từ đó dễ xảy ra tình trạng phản ánh sai chỉ số thu nhập bình quân của quốc gia đó, vì một cá nhân chỉ làm ra một chỉ số giá trị nhất định nhưng được tính vào nền kinh tế của hai quốc gia.
  • Nếu một quốc gia chỉ sử dụng chỉ số GDP sẽ khiến việc so sánh nền kinh tế của các quốc gia khác nhau trở nên “lệch pha” và khó khăn hơn.
  • Ngoài ra, chỉ số GNP còn có bỏ qua một số sản phẩm được sản xuất và bán trong nền kinh tế ngầm hay tự cung, tự cấp như rau củ quả trong vườn người nông dân.

Kết luận

Trong các yếu tố phản ánh nền kinh tế của một quốc gia, chỉ số GNP đóng vai trò vô cùng quan trong. Chính vì thế, muốn tìm hiểu sâu về nền kinh tế của một nước, trước hết chúng ta phải hiểu được khái niệm GNP là gì? Đây luôn được được xem xét và đánh giá là góc nhìn về mức độ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về chỉ số GNP. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng Khoán Yuanta Việt Nam.