Mặc dù nghe rất nhiều đến số điện thoại 113 nhưng nhiều người vẫn chưa biết 113 là số điện thoại gì? Gọi trêu bị phạt bao nhiêu?
113 là số điện thoại gì?
“Gọi 113 đi”, “Còn gây sự, tôi gọi 113 bây giờ nhé”… Có lẽ, đây là những câu nói khá quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên, khi được hỏi 113 là số điện thoại gì thì nhiều người lại lúng túng.
Bạn đang xem: 113 là số điện thoại gì? Gọi trêu bị phạt bao nhiêu?
Hiểu một cách đơn giản, 113 là đầu số gọi công an hoặc cảnh sát khi xảy ra một vụ việc liên quan đến an ninh trật tự cần được sự can thiệp, hỗ trợ từ phía cơ quan này.
Hiện nay, tất cả các cuộc gọi dù là số cố định hay di động đến 113 đều được hoàn toàn miễn phí, thậm chí khi bị khóa điện thoại, đây cũng là số điện thoại khẩn cấp có thể liên hệ được.
Gọi 113 có cần mã vùng không?
Khi bạn sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi trực tiếp đến số điện thoại khẩn cấp 113 thì lưu ý rằng không cần phải bấm mã vùng.
Hệ thống sẽ liên hệ với cơ quan Cảnh sát ở địa phương bạn gọi điện. Tuy nhiên, nếu đứng tại vùng giáp ranh, bạn có thể bấm mã vùng của tỉnh bạn muốn được hỗ trợ trước để liên hệ với cảnh sát khu vực đó.
Hiện nay, tổng đài 113 hoạt động tiếp nhận tin báo 24/24 giờ các ngày trong tuần (kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ, tết). Mọi tin báo liên quan đến an ninh, trật tự đến 113 đều được tiếp nhận và xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên gọi 113, chẳng hạn anh em trong nhà cãi nhau, bị người khác bấm chuông quá nhiều… Thông thường, bạn nên gọi 113 trong các trường hợp sau:
Xem thêm : Chất điện li – Khái niệm, phân loại & bài tập (2023)
– Phát hiện ra có người gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của mình hoặc của người khác;
– Phát hiện tội phạm đang xảy ra (có thể không liên quan đến mình) hoặc có nguy cơ xảy ra, chẳng hạn, thấy hàng xóm cầm dao đuổi đánh nhau;
– Phát hiện người, nhóm người là tội phạm hoặc nghi là tội phạm, chẳng hạn, thấy một người giống đối tượng đang bị truy nã;
– Phát hiện có người bị thương hoặc đăng gặp nguy hiểm (tại bệnh viện phát hiện bệnh nhân nhập viện nghi ngờ do bạo hành);
– Phát hiện các vụ, việc tai nạn;
– Phát hiện những hành vi, sự việc bất thường, gây mất trật tự công cộng làm ảnh hưởng trực tiếp đến người dân hoặc tình hình an ninh, trật tự (người dân đánh nhau);
– Yêu cầu chính đáng của người dân đề nghị Cảnh sát 113 giúp đỡ kịp thời;
– Các trường hợp khẩn cấp khác liên quan đến an ninh, trật tự.
Xem thêm : Quả bơ ăn vào lúc nào thì tốt?
Khi bạn gọi điện cho cảnh sát 113, mọi thông tin của bạn sẽ được đảm bảo bí mật mà không sợ việc tố giác tội phạm… bị tiết lộ.
Gọi cảnh sát 113, phải cung cấp thông tin gì?
Sau khi dùng thiết bị điện thoại cố định hoặc điện thoại di động bấm số 113 để liên lạc đến Tổng đài Chỉ huy Cảnh sát 113,người báo tin phải cung cấp các thông tin sau khi được trả lời:
+ Thông tin của người báo tin (họ tên, chức vụ, địa chỉ, số điện thoại…);
+ Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc, tình huống hoặc vị trí, đặc điểm nhận dạng của đối tượng;
+ Thông tin về nguyên nhân, nội dung, diễn biến vụ, việc, mức độ thiệt hại sơ bộ;
Nếu Cảnh sát 113 có yêu cầu, hãy thực hiện theo.
Tuyệt đối không được cung cấp thông tin giả, sai sự thật hay gọi 113 nhằm mục đích chọc phá, quấy rối như: Không có nội dung, nói tục, chửi thề, đùa giỡn, gọi/ tắt máy liên tục…
Gọi trêu Cảnh sát 113 bị phạt thế nào?
Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì thường phạt 2,5 triệu đồng).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp