TMS – Gói tin hạch toán thành công là gì khi Hoàn thuế TNCN 2023

Dạo qua nhiều khách hàng đang thắc mắc câu hỏi: “Tôi đã nộp hồ sơ trên trang https://canhan.gdt.gov.vn/ để quyết toán thuế TNCN tôi đã kiểm tra trên trang web thì thấy tình trạng của tôi là TMS – Gói tin hạch toán thành công nhưng đến nay vẫn chưa nhận được thông báo hay tiền chuyển vào tài khoản”. Vậy cùng Kế toán Bách Khoa tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé.

TMS là gì ?

TMS (Treasury Management System) là một hệ thống quản lý tài khóa, giúp các doanh nghiệp quản lý và điều hành các hoạt động tài chính và tiền tệ.

Gói tin hạch toán thành công (Successful Accounting Transaction Packet) là một thuật ngữ thường được sử dụng trong ngữ cảnh của TMS để chỉ một giao dịch hạch toán được thực hiện một cách thành công và hoàn tất.

Khi một giao dịch tài chính (như chuyển khoản, thanh toán, hay giao dịch ngoại tệ) được thực hiện và hạch toán thông qua TMS, hệ thống sẽ tạo ra một gói tin hạch toán (Accounting Transaction Packet) để lưu trữ thông tin về giao dịch đó. Gói tin hạch toán thành công được tạo ra khi giao dịch được xử lý một cách chính xác, không gặp lỗi và hạch toán thành công trong hệ thống.

TMS Gói tin hạch toán thành công là gì?

Để giải đáp đơn giản như sau: Gói tin hạch toán thành công có thể chứa thông tin như số tiền giao dịch, tài khoản nguồn và tài khoản đích, thời gian thực hiện giao dịch, mã giao dịch, và các thông tin liên quan khác. Nó đại diện cho một sự hoàn tất và chính xác trong quá trình hạch toán tài chính, đồng thời cho thể hiện việc quản lý tài khóa hiệu quả của doanh nghiệp thông qua hệ thống TMS.

Hệ thống TMS của thuế là gì?

Hệ thống TMS của thuế là hệ thống quản lý thuế tích hợp cho phép quản lý và lưu trữ tập trung thông tin quản lý tất cả các sắc thuế trên phạm vi toàn quốc để đáp ứng các nghiệp vụ quản lý thuế tập trung. Khi được triển khai sâu rộng, ứng dụng này sẽ thay thế toàn bộ 16 ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang triển khai tại Cục Thuế và Chi cục thuế, đáp ứng được toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ như:

  1. Đăng ký thuế.
  2. Quản lý hồ sơ.
  3. Quản lý và Xử lý kê khai.
  4. Quyết toán thuế.
  5. Kế toán thuế nội địa.
  6. Quản lý nợ.
  7. Sổ sách.
  8. Báo cáo phân tích, đánh giá.

Nhà nước ta đã chỉ đạo ngành thuế áp dụng công nghệ thông tin này từ năm 2015. Nhờ vậy mà đến nay việc ứng dụng TMS trong quản lý thuế đã trở nên đồng bộ, mượt mà hơn rất nhiều. Mọi người (từ cán bộ ngành thuế đến người dân) đều đã dần quen với việc chuyển mình từ phương thức truyền thống sang cách hoạt động hiện đại, online.

Vai trò của hệ thống TMS thuế

Trước tiên phải khẳng định hệ thống TMS của thuế có vai trò quan trọng trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc thay đổi phương thức quản lý truyền thống là cần thiết và cấp thiết. Từ khi ra đời, ứng dụng này đã giúp ngành thuế vận hành đồng bộ và dễ dàng hơn.

TMS của thuế giúp ngành thuế dễ dàng áp dụng các quy trình nghiệp vụ quản lý chuẩn trên toàn quốc ở cả 3 cấp, làm tăng khả năng kiểm soát việc áp dụng thống nhất các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế tại cơ quan thuế các cấp; cung cấp số liệu và các dịch vụ điện tử cho người nộp thuế một cách nhanh chóng, chính xác, khắc phục tình trạng dữ diệu người nộp thuế không đồng nhất giữa các ứng dụng. Đồng thời, nó còn giảm thiểu chi phí vận hành của ngành thuế, tận dụng được các tính năng công nghệ mới để tối ưu hóa tốc độ của hệ thống và rất thuận lợi trong việc triển khai hay nâng cấp phiên bản.

Thật vậy, khi chứng từ nộp thuế đã được gửi và nhận tự động 100% theo đường điện tử thì công tác xử lý chứng từ của cán bộ thuế sẽ được tập trung chủ yếu vào việc rà soát, đối chiếu giữa cơ quan thuế, KBNN và người nộp thuế; xử lý các trường hợp sai sót trong quá trình gửi nhận thông tin và hạch toán chứng từ.

Lời kết

Trên đây Bách Khoa giải đáp thắc mắc TMS – gói tin hạch toán thành công là gì. Hy vọng gợi ý trên sẽ giúp bạn phần nào có câu trả lời của riêng mình để tránh băn khoăn lo lắng không cần thiết.