Trong thời đại của sự phát triển công nghệ, mạng máy tính đã trở thành một phần không thể thiếu của các tổ chức doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu mạng máy tính là gì, những lợi ích của mạng máy tính, cũng như các mô hình mạng phổ biến? Nếu bạn cũng đang thắc mắc điều này thì hãy cùng VinaHost tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.
1. Mạng máy tính là gì?
Mạng máy tính (Computer Network) là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính (ít nhất là 2 máy tính trong cùng một hệ thống) được kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền thông như: sóng radio, cáp hoặc là sóng vô tuyến, nhằm chia sẻ tài nguyên và dữ liệu với nhau giữa các thiết bị mạng. Trong đó, giao thức mạng chính là phương tiện truyền thông.
Bạn đang xem: [2024] Mạng máy tính là gì? Lợi ích và Phân loại Mạng máy tính
Mục đích của mạng máy tính là cho phép các thiết bị có thể giao tiếp với nhau, chia sẻ tài nguyên, truy cập dữ liệu từ xa và cung cấp các dịch vụ như: truy cập internet, email, truyền tải file. Các loại mạng máy tính được sử dụng phổ biến bao gồm mạng LAN (Local Area Network), mạng WAN (Wide Area Network), mạng WLAN (Wireless Local Area Network) và mạng Internet.
Xem thêm: Network là gì? | [SO SÁNH] giữa Internet và Network
2. Những thuật ngữ thường được sử dụng trong mạng máy tính
Mặc dù đã hiểu mạng máy tính là gì nhưng để có thể sử dụng mạng máy tính một cách thông minh, bạn nên biết ý nghĩa của một số các thuật ngữ, các từ viết tắt rất thường hay gặp trong mạng máy tính dưới đây:
LAN (Local Area Network)Đây là mạng cục bộ, được cài đặt trong một phạm vi tương đối nhỏ (trong một toà nhà, một phòng học, hoặc phạm vi của một trường học…)BroadcastLà một thuật ngữ được dùng để mô tả cách thức truyền tin được gửi từ 1 điểm đến tất cả các điểm khác trong cùng một mạng.DNS (Hệ thống tên miền Domain Name System)Được sử dụng để chuyển từ tên trạm thành địa chỉ IP.CookiesLà một file lưu trữ thông tin cá nhân được tự động tạo ra trong máy tính mỗi khi người dùng truy cập một trang web nào đó, nó sẽ lưu những thông tin như tài khoản đăng nhập để sử dụng cho lần sau.URL (Uniform Resource Locator)Là địa chỉ nguồn tài nguyên thống nhất của WEB.WWW (World Wide Web)Là mạng lưới toàn cầu, một dịch vụ đặc biệt cung cấp thông tin từ xa trên mạng Internet. Nó chính là không gian chứa các thông tin, dữ liệu cũng như nguồn tài nguyên của website.HTML (Hypertext Markup Language)Được dùng để xây dựng và cấu trúc lại các thành phần có trong Website hoặc ứng dụng, phân chia các đoạn văn, heading, links, blockquotes,…Data (Dữ liệu)Là các thông tin và được thể hiện bằng các tín hiệu (signal) vật lý.BitĐơn vị dữ liệuĐịa chỉ IP (Internet Protocol)Là địa chỉ mạng của hệ thống trên toàn mạng, còn được gọi là Logical Address (địa chỉ logic).Địa chỉ MACLà địa chỉ MAC hoặc địa chỉ vật lý xác định mỗi host, được liên kết với Network Interface Card (NIC).
3. Các thành phần của mạng máy tính là gì?
Một mạng máy tính gồm các thành phần chính như sau:
- Thiết bị kết nối: Đây là thiết bị vật lý được gọi là thiết bị mạng như: cáp mạng, switch, bộ khuếch đại tín hiệu, cổng và các thiết bị khác để kết nối trong mạng.
- Thiết bị kết nối không dây: Là các thiết bị kết nối mạng không dây như điểm truy cập không dây, thiết bị định tuyến không dây và các thiết bị khác để kết nối các thiết bị không dây với mạng.
- Thiết bị kết nối mạng: Đây là các thiết bị đầu và cuối như máy tính cá nhân (PC), máy tính xách tay (Laptop), máy tính bảng (Tablet) và các thiết bị khác được kết nối với mạng.
- Các phần mềm mạng: Đây là các phần mềm được cài đặt trên các thiết bị kết nối mạng với mục đích kiểm soát, quản lý hoặc hỗ trợ các chức năng mạng như phần mềm hệ điều hành, phần mềm định tuyến, phần mềm máy chủ, phần mềm tường lửa, phần mềm quản lý mạng, phần mềm antivirus và các phần mềm khác.
- Giao thức mạng: Đây là các chuẩn giao thức được sử dụng với mục đích truyền tải dữ liệu trong mạng, bao gồm các giao thức truyền tải tập tin, giao thức định tuyến và các loại giao thức khác.
- Tài nguyên mạng: Đây là các tài nguyên được chia sẻ trên mạng, bao gồm các tài nguyên như, file, máy in, phần mềm, ổ đĩa, tài liệu và các tài nguyên khác.
Các thành phần này đều là những yếu tố vô cùng quan trọng của một hệ thống mạng đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và cho phép các thiết bị khác kết nối và chia sẻ các dữ liệu và tài nguyên với nhau.
Xem thêm: Mạng MAN là gì | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về mạng MAN
4. Những lợi ích của mạng máy tính mang lại
Mạng máy tính mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống hiện đại ngày nay, vậy hãy cùng tìm hiểu xem cụ thể những lợi ích của mạng máy tính là gì?
4.1. Giao tiếp, chia sẻ thông tin nhanh chóng
Mạng máy tính giúp chúng ta giao tiếp từ xa một cách nhanh chóng và hiệu quả giữ các người dùng với nhau. Bằng cách sử dụng chat, video call, email và các ứng dụng truyền thông khác. Chúng ta có thể liên lạc với nhau từ xa, chia sẻ thông tin và tài liệu một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
4.2. Truy cập thông tin và tài nguyên
Thêm một lợi ích của mạng máy tính là kết nối chúng ta với internet, mở ra một nguồn tài nguyên thông tin khổng lồ và vô tận. Chúng ta có thể truy cập vào các trang web, thư viện số, các cơ sở dữ liệu, tài nguyên giáo dục và vô vàn nguồn khác để tìm kiếm thông tin, nghiên cứu, học tập cũng như là giải trí.
4.3. Chia sẻ tài nguyên
Máy tính cho phép cho phép chúng chia sẻ các tài nguyên như máy in, file, ổ cứng và các thiết bị khác. Thay vì cần một máy in riêng biệt cho mỗi máy tính, chúng ta có thể sử dụng máy in chung trong mạng. Điều này giúp tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên và đồng thời tiết kiệm chi phí.
4.4. Làm việc từ xa
Xem thêm : [TOP] 16 THỰC ĐƠN GIẢM CÂN TỪ SỮA CHUA HIỆU QUẢ TRONG 3 NGÀY
Mạng máy tính giúp chúng ta làm việc từ xa, hỗ trợ chúng ta làm việc ở bất kỳ đâu, ở bất kỳ địa điểm nào chỉ cần kết nối với internet. Điều này mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp, làm việc tự do và linh hoạt về mặt thời gian và địa điểm. Chúng ta hoàn toàn có thể truy cập vào hệ thống và tài nguyên công việc từ xa, truyền tải thông thông tin, dữ liệu và tham gia vào các dự án cộng tác mà không cần có mặt tại một văn phòng cụ thể.
Xem thêm: 1.1.1.1 là gì | Hướng dẫn cách Cài Đặt & Thay Đổi DNS 1.1.1.1
4.5. Kinh doanh và tăng hiệu quả làm việc
Lợi ích của mạng máy tính còn được thể hiện trong việc kinh doanh hiện đại ngày nay. Nó cung cấp các dịch vụ như email doanh nghiệp, truy cập hệ thống nội bộ từ xa, chia sẻ ứng dụng kinh doanh và tài liệu, tương tác với khách hàng lẫn đối tác.
4.6. Cung cấp nền tảng cho giải trí và truyền thông
Mạng máy tính cung cấp cho chúng ta các nền tảng giải trí và truyền thống. Chúng ta có thể lựa chọn các hình thức giải trí khác nhau như: nghe nhạc, xem phim, chơi game trực tuyến trên internet. Mạng máy tính cũng cho phép truyền tải các dữ liệu âm thanh, video, hình ảnh dễ dàng và nhanh chóng. Các nền tảng truyền thông xã hội được xây dựng trên mạng máy tính cho phép chúng ta kết nối và tương tác với người thân, bạn bè và cộng đồng trực tiếp.
4.7. Phát triển công nghệ và nghiên cứu
Mạng máy tính là một môi trường quan trọng cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ. Nó cung cấp một nền tảng để chúng ta dễ dàng chia sẻ kiến thức, trao đổi ý tưởng và hợp tác trong việc nghiên cứu và phát triển. Các nhà khoa học và nhà phát triển có thể tiếp cận các công cụ, thư viện số, các tài liệu trực tuyến để nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển các công nghệ mới.
4.8. Học tập và giáo dục trực tuyến từ xa
Mạng máy tính đã mở ra cơ hội học tập cho rất nhiều người, chúng ta có thể học tập trực tuyến và tham gia giáo dục từ xa. Chúng ta có thể tham gia các khoá học trực tuyến và vô vàn các chương trình đào tạo từ xa khác.
5. Nguyên lý hoạt động của mạng máy tính
Vậy cách hoạt động của mạng máy tính là gì? Mạng máy tính hoạt động dựa trên sự kết nối của các thiết bị chuyên dụng như chuyển mạch, wifi và điểm truy cập. Thiết bị chuyển mạch kết nối các máy tính, máy in, máy chủ và các thiết bị khác trong mạng, giúp chúng giao tiếp và chia sẻ tài nguyên với nhau.
Điểm truy cập cho phép các thiết bị không dây kết nối với mạng. Bộ định tuyến kết nối mạng với các mạng khác, giúp dữ liệu được truyền đi giữa các mạng. Ngoài ra, bộ định tuyến cũng đóng vai trò bảo vệ mạng khỏi các mối đe dọa bảo mật từ bên ngoài.
Xem thêm: Máy chủ Server là gì? Tổng hợp kiến thức A-Z về máy chủ Server
6. Sự phát triển của mạng máy tính
Mạng máy tính cung cấp cho chúng ta nhiều thứ, không chỉ là kết nối. Hiện nay có rất nhiều tổ chức doanh nghiệp đang dần chuyển định hướng vào chuyển đổi số. Và mạng máy tính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược này.
Các loại kiến trúc mạng máy tính đang được phát triển là:
- Phần mềm tự xác định (SDN): Là một kiến trúc mạng cho phép các thiết bị mạng được điều khiển và lập trình tập trung bằng phần mềm. SDN tách biệt chức năng điều khiển mạng khỏi chức năng chuyển mạch. Bộ điều khiển SDN chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ mạng, bao gồm việc lập kế hoạch đường đi cho lưu lượng mạng, phân bổ tài nguyên mạng và giám sát hiệu suất mạng. Nhờ đó giúp mạng phản ứng nhanh hơn với các điều kiện thay đổi.
- Dựa trên mục đích (IBN): Là một kiến trúc mạng mới, tập trung vào việc đáp ứng các mục tiêu kinh doanh của tổ chức. IBN sử dụng các công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như phần mềm tự xác định (SDN) và trí tuệ nhân tạo (AI), để tự động hóa việc quản lý và triển khai mạng. Điều này cho phép các tổ chức đáp ứng nhanh chóng với các thay đổi trong nhu cầu kinh doanh và cải thiện hiệu quả của mạng.
- Ảo hóa: Cơ sở mạng vật lý sẽ được phân vùng hợp lý, tạo ra nhiều mạng bao phủ. Mỗi mạng logic này có thể được điều chỉnh để giúp đáp ứng những yêu cầu về bảo mật, chất lượng dịch vụ (QoS) và các yêu cầu khác.
- Dựa trên bộ điều khiển: Bộ điều khiển mạng rất quan trọng đối với việc mở rộng và bảo mật mạng. Bộ điều khiển tự động hóa các chức năng mạng bằng cách chuyển mục đích kinh doanh sang cấu hình thiết bị và chúng giám sát thiết bị liên tục để giúp đảm bảo hiệu suất và bảo mật. Bộ điều khiển đơn giản hóa hoạt động và giúp tổ chức đáp ứng các yêu cầu kinh doanh thường xuyên thay đổi.
- Tích hợp đa miền: Các doanh nghiệp có thể xây dựng các mạng riêng biệt – hay còn được gọi là miền mạng, cho văn phòng, mạng WAN và trung tâm dữ liệu của họ. Các chương mạng này giao tiếp nhau thông qua bộ điều khiển. Các tích hợp liên mạng đa miền như vậy thường sẽ liên quan đến việc trao đổi một số các hoạt động liên quan để giúp đảm bảo đạt được kết quả kinh doanh tốt trên các miền mạng.
Xem thêm: Mạng WAN là gì | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về mạng WAN
7. Phân loại mạng máy tính phổ biến hiện nay
Mạng máy tính được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số phân loại mạng máy tính phổ biến hiện nay.
7.1. Phân loại theo quy mô
- Mạng LAN (Local Area Network): Đây là một mạng hạn chế trong một phạm vi tương đối nhỏ như văn phòng, tòa nhà hoặc một gia đình. Mạng LAN thường sử dụng công nghệ Ethernet và Wi-Fi để kết nối các thiết bị với nhau trong phạm vi gần.
- Mạng WAN ((Wide Area Network): Đây là mạng có độ phủ rộng hơn, kết nối giữa các vị trí địa lý khác nhau như các văn phòng, thành phố hoặc quốc gia. Mạng WAN thường sử dụng công nghệ như kết nối cáp quang, thuê bao điện thoại và mạng viễn thông.
7.2. Phân loại theo kiến trúc
- Mạng Client-Server: Đối với loại mạng này, sẽ có một máy chủ trung tâm cung cấp tài nguyên và quản lý quản lý các máy khác, gọi là máy khách. Máy chủ có nhiệm vụ chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, ứng dụng và cung cấp các dịch vụ như máy chủ web, máy chủ email, máy in,…
- Mạng Peer-to-Peer: Trong loại mạng này, các máy tính kết nối trực tiếp với nhau mà không có máy chủ trung gian. Mỗi máy tính có thể đồng thời làm việc như máy chủ và máy khách. Mạng Peer-to-Peer thường được dùng trong các môi trường nhỏ và không yêu cầu cấu trúc phức tạp.
Xem thêm: Client Server là gì? | Tổng quan về mô hình Client Server
7.3. Phân loại theo phạm vi
- Mạng Intranet: Đây là một mạng riêng trong một tổ chức và giới hạn truy cập của thành viên của tổ chức đó. Mạng Intranet thường sử dụng để chia sẻ các thông tin, tài liệu nội bộ và các ứng dụng kinh doanh.
- Mạng Extranet: Đây là mạng dùng để kết nối với các tổ chức và đối tác bên ngoài. Mạng Extranet cho phép người dùng chia sẻ thông tin và tài nguyên giữa các tổ chức khác nhau, thường được sử dụng cho mục đích trao đổi dữ liệu hoặc hợp tác thương mại.
7.4. Phân loại theo công nghệ
- Mạng Ethernet: Truyền dữ liệu qua cáp mạng bằng cách sử dụng công nghệ Ethernet. Ethernet được sử dụng khá rộng rãi trong mạng LAN.
- Mạng Wi-Fi: Kết nối các thiết bị mạng với nhau bằng cách sử dụng công nghệ không dây để kết nối các thiết bị mạng với nhau. Wi-Fi phổ biến trong mạng LAN không dây.
7.5. Phân loại theo mục đích sử dụng
- Mạng doanh nghiệp: Sử dụng trong các doanh nghiệp để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, chia sẻ tài nguyên và tăng cường hiệu suất làm việc.
- Mạng trường học: Sử dụng trong môi trường giáo dục, giúp học sinh và giáo viên dễ dàng truy cập vào các tài liệu và tương tác học tập.
- Mạng truyền thông: Sử dụng trong ngành truyền thông và phương tiện truyền thông, cho phép truyền tải âm thanh, hình ảnh và các video qua mạng một cách dễ dàng.
- Mạng điện lực: Sử dụng trong hệ thống điện lực để giám sát và quản lý việc cung cấp điện.
- Mạng IoT (Internet of Things): Bằng cách kết nối các thiết bị và cảm biến thông qua mạng để thu thập, xử lý và chia sẻ các dữ liệu từ các thiết bị thông minh và hệ thống tự động.
Xem thêm : Mầm đậu nành hạt chia – Mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho phụ nữ Việt
Xem thêm: ISP là gì? Tổng hợp mọi thông tin cần biết về ISP
8. Các dạng mô hình mạng máy tính
Dưới đây là 4 mô hình mạng máy tính phổ biến nhất:
8.1. Star Network (Mạng hình sao)
Tất cả các trạm sẽ được kết nối thông qua thiết bị trung tâm, hỗ trợ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích. Tuỳ vào yêu cầu, mục đích từ mạng mà thiết bị trung tâm có thể là switch, hub, router hoặc là máy chủ trung tâm.
Mạng hình sao giúp thiết lập các liên kết Point-to-Point thông qua thiết bị trung tâm và trạm.
- Ưu điểm: Thiết lập mạng đơn giản, cho phép cấu hình mạng sử dụng tối đa tốc độ đường truyền vật lý, kiểm soát và sửa chữa sự cố.
- Nhược điểm: Khoảng cách kết nối từ trạm tới thiết bị trung tâm bị hạn chế (bán kính phù hợp khoảng 100m)
8.2. Bus Network (Mạng tuyến tính)
Các trạm sẽ được phân chia trên trên một đường truyền chung (hay còn được gọi là BUS). Đường truyền chính có nhiệm vụ kết nối thông qua hai đầu nối đặc biệt (gọi là Terminator). Mỗi trạm sẽ được kết nối trực tiếp với trục chính thông qua đầu nối chữ T (T-Connect) hoặc có thể thông qua thiết bị thu phát (transceiver).
Mô hình mạng tuyến tính hoạt động theo các liên kết Point-to-Multipoint hoặc Broadcast.
- Ưu điểm: Thiết kế và vận hành dễ dàng, chi phí lắp đặt thấp giúp tiết kiệm một ít chi phí.
- Nhược điểm: Không ổn định, nếu một nút bị hỏng thì toàn bộ mạng sẽ ngừng hoạt động.
8.3. Ring Network (Mạng hình vòng)
Mỗi trạm tiếp nhận thông tin sẽ được nối với nhau thông qua bộ chuyển tiếp, hỗ trợ tiếp nhận tín hiệu rồi chuyển tới trạm kế tiếp. Nhờ vậy tín hiệu được truyền đi theo một chiều duy nhất (dạng hình vòng).
Mạng hình vòng kết nối theo một chuỗi liên tiếp các liên kết Point-to-Point giữa các repeater.
- Ưu điểm: Tương tự như mạng hình sao giúp tối ưu tốc độ đường truyền.
- Nhược điểm: Nếu một trạm bị hỏng thì toàn bộ sẽ ngừng hoạt động và việc thêm hay bớt trạm sẽ phức tạp hơn.
8.4. Mạng kết hợp (Mesh Network)
- Là sự kết hợp giữa hai mạng tuyến tính và mạng hình sao (Star Bus Network): Có bộ phận tách tín hiệu riêng đóng vai trò giống như một thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng cấu hình là Star Topology và Linear Bus Topology. Với cấu hình này hỗ trợ rất nhiều cho nhóm làm việc ở cách xa nhau, dễ dàng bố trì đường dây tương thích đối với bất cứ tòa nhà nào.
- Là kết hợp giữa hai mạng hình sao và vòng (Star Ring Network): Cấu hình cho phép liên lạc (Token) được chuyển vòng quanh một cái Hub trung tâm. Đó là cầu nối giữa các trạm, giúp tăng khoảng cách cần thiết.
9. Tổng kết
Vậy là kết thúc bài viết tại đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ mạng máy tính là gì và biết thêm về phân loại, lợi ích của mạng máy tính. Để có thể tìm hiểu thêm thông tin, mời bạn truy cập vào Blog của VinaHost TẠI ĐÂY hoặc liên hệ ngay cho chúng tôi nếu cần tư vấn về dịch vụ.
- Email: support@vinahost.vn
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Xem thêm:
VPN Là Gì? | Hướng Dẫn Cài Đặt và Sử Dụng VPN [A-Z]
CDN là gì? | Tổng hợp thông tin [A-Z] & Nhận CDN [FREE]
[Tìm Hiểu] BGP là gì? | Tổng quan kiến thức về Border Gateway Protocol A-Z
[Tìm hiểu] Giao thức RTP là gì? Tổng quan về giao thức RTP
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp