7 nguyên nhân nổi hạch sau gáy và cách xử lý

Tóc mọc ngược

tóc mọc ngược cũng làm nổi hạch sau gáy

Tóc hay lông mọc ngược do cạo hay tẩy lông không đúng cách cũng có thể tạo thành những nốt mụn u lên ở vị trí nang lông. Tình trạng này thường xảy ra ở vùng mọc râu ở đàn ông nhưng cũng có thể có hình thái tương tự như nổi hạch sau gáy ở những người cắt tóc ngắn hoặc cạo trọc đầu. Tóc mọc ngược thường tự khỏi và bạn nên phòng tránh trường hợp này bằng cách hạn chế cạo hoặc tẩy tóc.

Mụn nhọt

Mụn nhọt là những nốt mụn bọc chứa đầy mủ, hình thành dưới da do vi khuẩn phát triển dưới nang lông của người bệnh. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên da nhưng thường gặp ở vùng cổ sau gáy do mồ hôi và ma sát với quần áo thường xuyên.

Bạn có thể tự chăm sóc mụn nhọt tại nhà bằng cách chườm ấm thường xuyên nhưng lưu ý đừng cố gắng chọc hút dịch lỏng bên trong mụn bọc. Dẫn lưu làm xẹp mụn nhọt cần được thực hiện bởi bác sĩ và đôi khi bác sĩ cũng sẽ cần kê đơn kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

U mỡ

nổi hạch sau gáy do u nang mỡ

U mỡ là một loại khối u lành tính, không phải ung thư. U mỡ thường biểu hiện các đặc tính như:

  • Mềm và nhão.
  • Dễ dàng di chuyển dưới da.
  • Có kích thước nhỏ nhưng chúng cũng có thể phát triển lớn hơn.
  • Gây đau đớn nếu các khối u này phát triển chèn ép lên mạch máu và các dây thần kinh gần đó.

Đa số trường hợp u mỡ thường không cần điều trị trừ khi chúng gây đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên khi đến gặp bác sĩ có thể bạn sẽ được chỉ định sinh thiết các khối u gây nổi hạch sau gáy này để xác định xem có phải là u mỡ hay các vấn đề khác. Nếu là u mỡ, chọc hút mỡ có thể giải quyết được vấn đề.