1. Hoàn cảnh ra đời hiệp định Giơnevơ:
Về phía quân dân Việt Nam: Chiến cuộc Đông – Xuân (1953-1954) và Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đem lại thắng lợi cho quân dân ta thành công phá tan đòn quân sự cao nhất và cũng là cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp dưới sự góp sức của đế quốc Mĩ. Thắng lợi đó làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, đánh một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp và củng cố thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta để kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Mẹ bỉm sau khi sinh bao nhiêu lâu thì có thể uống nước đá?
- Ngày 2-9-1945 – Sự kiện vĩ đại và ý nghĩa trong lịch sử dân tộc Việt Nam
- [BẠN CÓ BIẾT] Hoa đu đủ đực ngâm mật ong và những lợi ích bất ngờ với sức khoẻ
- Không lo tai họa, vận hạn tuổi 49, 53, nếu thực hành 3 cách này!
- Phạt Tù 7 Năm Tội Vu Khống Người Khác: Đùa Vui, Đi Tù Thật
Về phía địch: Sau thất bại ở cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, Pháp phải chịu nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế và xã hội đối. Pháp muốn tìm một giải pháp thương lượng trên thế mạnh. Bởi vậy, Pháp đã quyết định tranh thủ đang có viện trợ từ phía Mỹ nhằm thực hiện kế hoạch quân sự Nava với hy vọng tìm lối thoát trong danh dự. Nhưng nỗ lực cuối cùng này cũng bị thất bại sau khi thất trận ở Điện Biên Phủ (7-5-1954).
Bạn đang xem: Nội dung, hạn chế và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ
Về mặt quốc tế: Lúc này hòa bình đang ở thành cao trào nguyện vọng của nhân dân toàn thế giới. Xu thế hoà hoãn đã mầm mống xuất hiện trong quan hệ quốc tế. Vào tháng 1-1954, Hội nghị Ngoại trưởng 4 nước lớn là Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp họp tập trung tại Béclin thống nhất việc triệu tập một Hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề chia cắt ở Triều Tiên và chấm dứt chiến tranh, lập lại nền hoà bình ở Đông Dương. Tận dụng tình hình xu thế chung hướng tới giải quyết tranh chấp bằng hòa bình kết hợp với điều kiện của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta với thực dân Pháp, Việt Nam ngay lập tức cử đại diện chính phủ lâm thời tham gia ký kết hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954.
2. Quá trình đàm phán ký kết hiệp định Giơnevơ:
Hồi 17h30 ngày 7-5-1954, Hội nghị nhận được tin từ Đông Dương về việc Pháp thất bại ở chiến trường Điện Biên Phủ. Ngay sau sáng ngày 8-5-1954, vấn đề Đông Dương sớm được cất nhắc đưa lên bàn nghị sự. Đại diện đoàn Việt Nam do ông Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn đi cùng hai phái đoàn từ Campuchia và Lào chính thức tham gia. Đại diện Chính phủ Việt Nam do đồng chí Phạm Văn Đồng đưa ra bản đề nghị 8 điểm. Về cơ bản những đề nghị từ phía Việt Nam đều đảm bảo việc hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ. Đa số những đề nghị của phái đoàn Việt Nam đều nhận được sự đồng tình từ dư luận tiến bộ ở chính nước Pháp và trên thế giới.
Xét về thành phần các bên tham gia Hội nghị, lúc này Việt Nam có hai quốc gia lớn cùng phe là Liên Xô và Trung Quốc, song phải trực tiếp đấu tranh với 6 bên còn lại. Do lập trường giữa các đoàn có sự đối lập khá gay gắt nên các cuộc đàm phán tiến triển rất chậm chạp. Một mặt, Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết yêu cầu các bên phải tham gia công nhận độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ở Việt Nam, Lào và Campuchia; chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở cô lập quân thực dân Pháp và quân can thiệp Mỹ; làm cho nhân dân Pháp thấy chính phủ Pháp cần phải thay đổi thì Hội nghị Giơnevơ mới thu được kết quả. Đồng thời, Đoàn Việt Nam tranh thủ triệt để sự đồng tình rộng rãi cả trong và ngoài Hội nghị. Trong khi đó,đoàn đại biểu Mỹ toan tính hòng kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương, thay chân Pháp xâm lược Đông Dương. Đoàn Vương quốc Anh thì chủ trương ủng hộ Pháp thương lượng trên thế mạnh. Trước sự áp bức của dư luận, đoàn đại biểu của Pháp chấp nhận đàm phán với Việt Nam.
Kết quả là, do Đoàn Pháp vẫn ngoan cố giữ lập trường, Phe chủ chiến ở Pháp bị nhân dân phản đối, Mendès France thuộc phái chủ hòa lập chính phủ mới. Ngày 18-6-1954, khi nhậm chức, ông Mendès France tuyên bố sẽ từ chức, nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương. Lợi dụng tình hình rối ren, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng thay Bửu Lộc dưới quyền Bảo Đại tại Sài Gòn.
Từ ngày 10 đến 20-7-1954 là các đoàn tập trung giải quyết những vấn đề then chốt. Cuối cùng hiệp định được ký kết vào ngày 20-7-1954, về đình chỉ chiến tranh ở Đông Dương.
3. Nội dung hiệp định Giơnevơ:
Các nước tham dự Hội nghị thông nhất cam kết phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Xem thêm : Giải pháp cứu “lá phổi xanh” của Trái đất ?
Các bên tham chiến ở Đông Dương ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn lãnh thổ .
Các bên tham chiến tiến hành cuộc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.
Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam cùng quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến giới tuyến phân vùng quân sự tạm thời cùng một khu phi quân sự ở hai bên giới.Trong hiệp định đã khẳng định “Trong bất kỳ trường hợp nào, không thể coi đó là biên giới chính trị hay lãnh thổ”. Đây chỉ là sự chia cắt tạm thời. Quân Pháp trong thời hạn 300 ngày phải rút quân khỏi miền Bắc và miền Nam; nhân dân có quyền được tự do đi lại trong thời gian này, họ được lựa chọn ở miền Bắc hay miền Nam.
Ở khu vực Lào, lực lượng kháng chiến tập kết ở Sầm Nưa và Phôngsaly.
Ở khu vực Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.
Nghiêm cấm việc đưa quân đội và vũ khí nước ngoài vào ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Các nước Đông Dương không được tham gia khối liên minh quân sự nào và không để các nước dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc phục vụ mục đích xâm lược.
– Việt Nam tổ chức tổng tuyển cứ cả nước tiến tới thống nhất đất nước (7-1956), dưới sự giám sát của một Uỷ ban quốc tế gồm các nước : Ấn Độ, Ba Lan, Canada và do Ấn Độ làm Chủ tịch với thời hạn tổng tuyển cử ấn định là hai năm..
– Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục sau họ.
4. Ý nghĩa lịch sử của hiệp định Giơnevơ:
Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế công nhận những quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị đảm bảo tôn trọng thực hiện.
Xem thêm : Canh ngọ sinh năm 1990 bao nhiêu tuổi? mệnh gì? hợp màu nào?
Hiệp định Giơnevơ đã đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải đưa hết quân đội về nước, lập lại hoà bình ở khu vực Đông Dương, dập tan mưu mô mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Đông Dương. Từ Hiệp định này, miền Bắc nước ta chính hức được độc lập hoàn toàn, đi vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, trở thành hậu phương lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam.
Sự tham gia của đoàn Việt Nam ở Hội nghị chứng minh được sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chính phủ ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc cho hoàn cảnh khó khăn của của phái đoàn ta ở Hội nghị, nhưng chúng ta đã mang về sự thắng lợi trong cuộc đấu tranh ngoại giao cùng sự khôn khéo tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới để có bước đột phá vòng vây quốc tế tạo cục diện quốc tế có lợi cho nước ta. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh ngoại giao của ta sau này.
5. Thành công và hạn chế của hiệp định Giơnevơ:
Lần đầu tiên trong lịch sử, một hội nghị quốc tế được mở ra cùng sự góp mặt của nhiều quốc gia lớn đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước khu vực Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Mặc dù các nước châu Á, kể cả Trung Quốc,lúc này khi tham dự hội nghị không mang ý nghĩa là được các nước phương Tây thừa nhận vai trò bình đẳng. Nhưng đến cuối, những nguyên tắc về chủ quyền quốc gia dân tộc đã được ghi nhận. Bên cạnh những giá trị được khẳng định, Hội nghị Giơnevơ cũng còn một số điểm hạn chế:
Hội nghị mở ra khi trật tự thế giới đang tiến vào cuộc chiến tranh lạnh chia cục diện thế giới thành hai cực. Điều này đã chi phối đến mục đích tham gia hội nghị của các quốc gia lớn lức này và ảnh hưởng đến việc đàm phán để kết thúc chiến tranh giữa các lực lượng kháng chiến ở Đông Dương với Pháp.
Hội nghị tự quyết định những vấn đề có liên quan đến các lực lượng kháng chiến ở Lào và Campuchia mà không có sự tham gia của các chính phủ kháng chiến ở hai nước này.
Cuộc đấu tranh xác định ranh giới quân sự tạm thời và phân chia khu vực tập kết chuyển quân ở Việt Nam không phải vĩ tuyến 13 hay 16 theo đề nghị của bên phái đoàn của Việt Nam, mà là vĩ tuyến 17. Chúng ta phải chấp nhận nhượng bộ, bỏ lại toàn bộ vùng giải phóng khu V và nhiều vùng tự do phía Nam vĩ tuyến 17 làm vùng tập kết, chuyển quân cho Pháp.
Thời hạn tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam kéo dài đến 2 năm mà không phải là 6 tháng như phương án của Việt Nam.
Trên thực tế khi thi hành, Hiệp định Giơnevơ chỉ được thực hiện một phần: chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương; tập kết, chuyển quân chuyển giao theo khu vực và thời gian ấn định. Việc tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam đã không được thực hiện theo dự kiến do chính sách can thiệp và xâm lược của Mỹ, và bởi vậy, một cuộc chiến tranh mới cũng bắt đầu.
Tóm lại, kết quả của hiệp định chưa thực sự xúng đáng với thắng lợi của nhân dân Việt Nam trên chiến trường, mà đã có những nhân nhượng. Bởi tình hình Đông Dương và quốc tế lúc đó cũng không cho phép ba dân tộc ở Đông Dương tiếp tục kháng chiến để giành thắng lợi quân sự cao hơn nữa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp