Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì tội phạm nói chung và tội vu khống người khác nói riêng ngày càng được thực hiện với những phương thức, thủ đoạn tinh vi và phức tạp.
Nhiều người lợi dụng mạng xã hội, điển hình là Facebook để đưa hình ảnh, video clip, phát tán thông tin xuyên tạc nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, gây bức xúc trong dư luận.
Bạn đang xem: Phạt Tù 7 Năm Tội Vu Khống Người Khác: Đùa Vui, Đi Tù Thật
Hành vi trên có thể dẫn đến xử lý hình sự với tội danh vu khống nếu có đủ căn cứ theo quy định pháp luật.
Kính mời Quý khách hàng, Quý độc giả cùng Hãng Luật Thành Công tìm hiểu bài viết tư vấn chi tiết của Luật sư dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý tội vu khống người khác
– Bộ luật Hình sự hợp nhất số 01/VBHN-VPQH (Hợp nhất Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Bổ sung Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018);
– Bộ Luật Dân sự 2015;
– Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP.
2. Tội vu khống người khác là gì?
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.
Theo Điều 156 BLHS 2015, vu khống người khác là việc người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Bịa đặt nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác: Hành vi này thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng với sự thật và có nội dung xuyên tạc để xúc phạm đến danh dự của người khác hoặc để gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
Ví dụ: Nhân viên cơ quan đã đưa ra tin tức là trưởng phòng của mình có hành vi đồi bại, dâm ô đối với mình hoặc với người khác (nhưng trên thực tế không có thật) nhằm để hạ uy tín và làm cho trưởng phòng bị kỷ luật phải bị mất chức. Người phạm tội thực hiện hành vi này có thể bằng cách nói trực tiếp hoặc thông qua các phương thức khác như qua phương tiện thông tin đại chúng, nhắn tin qua điện thoại di động
– Loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác: Hành vi này được thể hiện qua việc người phạm tội tuy không đặt ra những điều không đúng sự thật về người khác và biết rõ điều đó là bịa đặt (việc biết rõ điều mình loan truyền là bịa đặt là dấu hiệu bắt buộc) nhưng vẫn loan truyền điều bịa đặt đó (như nói cho những người khác biết, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác.
– Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền: Được thể hiện qua việc tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực hiện một tội phạm nào đó và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước như: Công an, Viện kiểm sát… mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi phạm tội đó.
Một số lưu ý của Luật sư Hãng luật Thành CôngĐiểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng, cấm hành vi “Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”.
Xem thêm: Mua hàng trên mạng bị lừa thì xử lý như thế nào? | Giải đáp
3. Các dấu hiệu cấu thành tội vu khống người khác
Để truy cứu trách nhiệm về Tội vu khống người khác thì cơ quan có thẩm quyền phải có nghĩa vụ chứng minh người phạm tội có các hành vi để đủ yếu tố cấu thành về tội danh này, ngược lại nếu không chứng minh được có hành vi vi phạm thì không được buộc tội.
Xem thêm : 3 phần thịt tinh túy nhất của con bò, giàu dinh dưỡng bậc nhất, không đi chợ sớm thì khó mua
Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống người khác được quy định tại Điều 156 BLHS 2015 nếu như hành vi của họ đáp ứng đủ các dấu hiệu cấu thành của tội phạm này. Bao gồm:
a. Mặt chủ thể tội vu khống người khác
– Chủ thể của tội này là người từ 16 tuổi trở lên.
– Người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này tại Điều 156 BLHS có hai khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng và điều 12 BLHS cũng không liệt kê đây là tội phạm mà người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
b. Mặt khách thể tội vu khống người khác
– Hành vi nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.
– Đối tượng bị vu khống của tội này không phải là pháp nhân hay một nhóm người mà là con người cụ thể.
c. Mặt chủ quan tội vu khống người khác
– Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích là xúc phạm danh dự của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
– Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết những thông tin mình đưa ra là không đúng sự thật nhưng đã thực hiện nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
d. Mặt khách quan tội vu khống người khác
Một người chỉ bị coi là phạm tội vu khống người khác khi và chỉ khi có một trong các hành vi sau đây:
• Có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
Hình thức đưa ra những thông tin nói trên có thể dưới những dạng khác nhau như: nói trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc qua các phương thức khác: nhắn tin qua điện thoại di động…
• Loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
Việc loan truyền này có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như: sao chép làm nhiều bản gửi đi nhiều nơi, kể lại cho người khác nghe, đăng tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng v.v…
Người có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt có thể biết điều đó do ai bịa đặt hoặc cũng có thể chỉ biết đó là bịa đặt còn ai bịa đặt thì không biết. Người loan truyền phải biết rõ điều mình loan truyền là không có thực nếu họ còn bán tin bán nghi thì cũng chưa cấu thành tội vu khống.
• Bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Đây là dạng hành vi đặc biệt của hành vi phạm tội vu khống. Là hành vi tố cáo trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Công an, Viện kiểm sát…) về một tội phạm xảy ra và người thực hiện tội phạm mà hoàn toàn không có thực (tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực hiện một tội phạm nào đó mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi phạm tội đó).
Trong trường hợp này, cần lưu ý là người phạm tội biết rõ người mình tố giác không có hành vi phạm tội nhưng vẫn tố giác họ.
Theo Bộ luật tố tụng hình sự thì khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với cơ quan tổ chức bằng hai cách: tố giác bằng miệng hoặc viết đơn tố giác tội phạm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ nên tố giác tội phạm khi biết hành vi vi phạm pháp luật là có thật hoặc có cơ sở, căn cứ để tố giác về hành vi vi phạm pháp luật đó.
Xem thêm : 50+ STT tạm biệt tháng cũ, Cap cuối tháng hay nhất
Một số lưu ý của Luật sư Hãng luật Thành Công
• Nếu tính chất và mức độ của hành vi xuyên tạc, vu khống là nghiêm trọng và có đủ căn cứ thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng: “Tội làm nhục người khác” hay “Tội vu khống”.
• Hai tội danh này có điểm chung là đều nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Tuy nhiên tội làm nhục người khác thường thể hiện bằng lời nói như chửi rủa, sỉ nhục ở nơi đông người, bằng viết, vẽ hay những hành động khác có tính chất bỉ ổi.
• Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình
Tìm hiểu thêm: Giao Kết Hợp Đồng Lao Động Với Người Dưới 18 Tuổi
4. Mức hình phạt đối với tội vu khống người khác
4.1. Khung hình phạt cơ bản đối với tội vu khống người khác
Người phạm tội có đủ 4 dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này như đã phân tích ở trên, thì có thể bị áp dụng mức hình phạt sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
– Hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm;
– Hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Tham khảo thêm: Mức phạt khi sử dụng pháo trái phép ở Việt Nam
4.2. Khung hình phạt tăng nặng đối với tội vu khống người khác
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;c) Đối với 02 người trở lên;d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;đ) Đối với người đang thi hành công vụ;e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Vì động cơ đê hèn;b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;c) Làm nạn nhân tự sát.
Xem thêm : 50+ STT tạm biệt tháng cũ, Cap cuối tháng hay nhất
Một số lưu ý của Luật sư Hãng luật Thành Công
Ngoài các hình phạt chính nêu trên, người phạm Tội vu khống còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như:
• Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;• Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Để tìm hiểu thêm các quy định về tội vu khống người khác cũng như hiểu rõ tình huống của mình sẽ được pháp luật xử lý như thế nào, các bạn đừng ngần ngại liên hệ đến Hãng Luật Thành Công tại:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp