Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung. Theo quy định của pháp luật thì gói thầu bao gồm: gói thầu hôn hợp và gói thầu quy mô nhỏ. Vậy gói thầu quy mô nhỏ là gì? Pháp luật quy định như thế nào về gói thầu quy mô nhỏ? Dưới đây là bài viết phân tích rõ về quy định của gói thầu quy mô nhỏ:
- Xem ngày giờ xuất hành đầu năm 2023 Quý Mão để gặp may mắn, tài lộc
- Công an hình sự là gì? Nghĩa vụ và quyền hạn của CA hình sự
- Gỡ vướng từ cách hiểu Văn phòng luật sư không phải là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự
- Khai xuân là gì? Các phong tục theo văn hóa Việt vào ngày này là gì? Cách chọn ngày khai xuân 2023 đẹp
- Mắt bị cộm: các nguyên nhân và cách phòng tránh
1. Gói thầu quy nhỏ là gì?
Theo quy định tại Khoản 24 điều 3 Luật đấu thầu Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức do Chính phủ quy định
Bạn đang xem: Gói thầu quy mô nhỏ là gì? Lựa chọn nhà thầu cho gói thầu nhỏ?
Theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ: “Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng”.
2. Quy trình thực hiện lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ:
Gói thầu quy mô nhỏ được áp dụng đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện. Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ được thực hiện theo quy trình, thời gian thực hiện như sau:
2.1. Quy trình lựa chọn nhà thầu:
Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương II và Chương V của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Với mỗi phương thức đấu thầu thì việc lựa chọn nhà thầu lại diễn ra theo các bước khác nhau. Cụ thể như sau:
a) Đối với phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ thì quy trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện thông qua các bước
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Bước 5: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
b) Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu:
Bước 1: Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
Bước 2: Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng.
c) Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện như sau:
Bước 1: Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
Bước 2: Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu; nhà thầu nộp báo giá; đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
d) Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu;
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Cuối cùng: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
e) Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng;
Bước 2: Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
Cuối cùng: Ký kết hợp đồng.
Việc chuẩn bị lựa chọn thì thầu được thực hiện thông qua bước lập hồ sơ mời thầu và thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu. Việc lập hồ sơ mời thầu sẽ căn cứ dựa trên:
“a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
b) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;
c) Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);
d) Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
đ) Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan”.
Trong hồ sơ mời thầu phải quy định rõ năng lực tiêu, kinh nghiệm tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá). Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Việc thẩm định hồ sơ mời thầu được thực hiện thông qua các bước sau:
Về hồ sơ:
– Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu của bên mời thầu;
– Dự thảo hồ sơ mời thầu;
– Bản chụp các tài liệu: Quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
– Tài liệu khác có liên quan.
Và được thực hiện thông qua các nội dung sau:
– Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu;
– Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ mời thầu so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện của dự án, gói thầu; so với hồ sơ thiết kế, dự toán của gói thầu, yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa (nếu có); so với biên bản trao đổi giữa bên mời thầu với các nhà thầu tham dự thầu trong giai đoạn một (đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn); so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
– Xem xét về những ý kiến khác nhau giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
Xem thêm : 2023 khai bút ngày nào để cả năm may mắn?
– Các nội dung liên quan khác.
Và cuối cùng là thực hiện
Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:
– Khái quát nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu;
– Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời thầu;
– Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời thầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời thầu;
– Các ý kiến khác .
Tiến hành xong hồ sơ mời thầu thì việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.
Quá trình tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu được thực hiện thông quá các nội dung sau đây
Bước 1: Mời thầu: Bên mời thầu đăng tải thông báo mời thầu
Bước 2 Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu
Bước 3: Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:
Bước 4: Mở thầu
2.2. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu:
– Hồ sơ mời thầu được phát hành theo thời gian quy định trong thông báo mời thầu nhưng bảo đảm không ngắn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải thành công trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;
– Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu;
– Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu là 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu;
– Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 25 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo về kết quả lựa chọn nhà thầu;
– Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;
– Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;
– Các khoảng thời gian khác thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2.3. Giá trị bảo đảm dự thầu:
Giá trị bảo đảm dự thầu từ 1% đến 1,5% giá gói thầu; giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng từ 2% đến 3% giá hợp đồng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp