Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 24/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017. Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự.
- Gói gia vị lẩu Thái nào ngon Aji Quick, Nang Fah, Nang Fah, Maepranom
- Lục quân là gì? Lục quân có mấy binh chủng?
- Baking soda làm bánh có an toàn không? Công thức làm bánh với baking soda
- Ăn thịt rắn có bị liệt dương không? Cách phòng ngừa chứng liệt dương hiệu quả
- Làm gì khi mất bằng lái xe A1 không còn hồ sơ gốc?
Ngày 26/12/2016, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 32/2016/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 của NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Theo quy định tại Thông tư này, các tổ chức không có tư cách pháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư…) không thuộc đối tượng được mở tài khoản thanh toán.
Bạn đang xem: Gỡ vướng từ cách hiểu Văn phòng luật sư không phải là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự
Thông tư số 39/2016/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư 39) cũng quy định tổ chức không có tư cách pháp nhân sẽ không đủ tư cách chủ thể vay vốn như hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân…
Thông tin phản ánh từ Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, hàng loạt văn phòng luật sư (VPLS) đã không được ngân hàng cho phép tiếp tục sử dụng tài khoản của văn phòng luật sư mà yêu cầu mở tài khoản cá nhân của trưởng văn phòng.
Theo Luật sư Huỳnh Nam, Văn phòng Luật sư Huỳnh Nam, Điều 33 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định, văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Văn phòng luật sư có tài khoản theo quy định của pháp luật. Như vậy, chiếu theo Bộ luật dân sự 2015, thì quy định trên không còn giá trị áp dụng.
Xem thêm : Nenkin là gì? Hướng dẫn lấy tiền Nenkin Nhật Bản NHANH nhất
Mặt khác, Luật sư Huỳnh Nam cũng chỉ ra, Điều 101 Bộ luật dân sự 2015 quy định, trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện, như vậy đã có sự mâu thuẫn giữa hai luật.
Nhiều ý kiến luật sư cũng cho rằng ngay cả khi cơ quan thuế có thể chấp nhận các chứng từ, thủ tục thuế đối với tài khoản mang tên cá nhân như tài khoản của văn phòng luật sư thì khách hàng là doanh nghiệp sẽ không đồng ý nếu chuyển khoản vào tài khoản cá nhân của luật sư, vì lo ngại không được hoàn thuế, tính chi phí thuế hợp lý cho các giao dịch này…
Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thanh Tú cho biết thời gian qua, Bộ Tư pháp đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh của các văn phòng luật sư (VPLS).
Theo ông Tú, cách hiểu của Thông tư 32 chỉ duy nhất pháp nhân, cá nhân là chủ thể được mở tài khoản tại ngân hàng là không chính xác, phù hợp với thực tiễn và pháp luật bởi lẽ: BLDS 2015 không có quy định chỉ duy nhất pháp nhân, cá nhân mới là chủ thể tham gia quan hệ dân sự.
Đồng thời, BLDS 2015 cũng quy định nếu Luật chuyên ngành không trái với 5 nguyên tắc cơ bản của BLDS quy định tại Điều 3, 4 BLDS 2015 thì có hiệu lực. Trong khi đó pháp luật chuyên ngành như Luật doanh nghiệp, Luật luật sư đều quy định doanh nghiệp tư nhân, VPLS được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Như vậy luật chuyên ngành đã cho phép thì không thể một Thông tư của một cơ quan lại cản trở.
Xem thêm : Kho 20 HNI Đống Đa LMHUB ở đâu? Có thể đến lấy hàng trực tiếp được không?
Mặt khác, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, mới đây nhất Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII xác định xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng; phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm…
“Nếu quy định một cách hạn chế như vậy thì sẽ gây xáo trộn không cần thiết, tăng thêm chi phí cho xã hội, có thể ảnh hưởng không tốt cho sự tồn tại và tham gia của các thực thể không có tư cách pháp nhân trong phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có VPLS, gây nên sự thiếu đồng bộ trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động của tổ chức không có tư cách pháp nhân (như ký kết hợp đồng, mở tài khoản, đăng ký giao dịch bảo đảm, xuất hóa đơn, khai báo chi phí để khấu trừ thu nhập chịu thuế…)”, ông Tú nhấn mạnh.
Về phía Ngân hàng Nhà nước vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng chủ thể quan hệ pháp luật chỉ có cá nhân và pháp nhân và không sửa đổi Thông tư số 32/2016/TT-NHNN, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, trong đó có quy định các tổ chức không có tư cách pháp nhân như doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư… không được mở tài khoản thanh toán. Tuy nhiên, ngay trong hệ thống ngân hàng lại có sự khác biệt. Ngân hàng Chính sách xã hội vẫn coi hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể quan hệ vay vốn và không có sự xáo trộn nào về quan hệ tín dụng với khách hàng.
Tại cuộc họp nghe báo cáo về một số vướng mắc trong triển khai thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015, chiều 24/10, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Đồng Ngọc Ba cho hay, chưa có cơ sở khẳng định Thông tư 32, Thông tư 39 trên đây là trái pháp luật song quy định của hai Thông tư này chưa hợp lý. Căn cứ quy định tại các Điều 2-4 và Điều 101 BLDS năm 2015, theo ông Ba, nên hiểu các luật chuyên ngành đã quy định và thực tế tồn tại thì phải ghi nhận những chủ thể này.
Đề cao mục tiêu là phải hiểu thống nhất về chủ thể quan hệ PLDS, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu yêu cầu Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế sớm hoàn thiện báo cáo trình Chính phủ./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp