Thị trường lao động là thị trường đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Các dịch vụ lao động được mua bán trao đổi dựa trên số lượng lao động, thời gian và mức tiền công/tiền lương. Để từ đó tạo đà và thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách trọn vẹn. Trong đó, hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt. Chúng có những đặc thù riêng và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Vậy Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt? Hãy cùng ACC đọc qua bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
hàng hóa sức lao đông là hàng hóa đặc biệt
1. Hàng hóa đặc biệt là gì? Các loại hàng hóa đặc biệt
Hàng hóa được biết đến là những sản phẩm lao động hữu hình mà giá trị của nó có thể thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng thông qua việc trao đổi, mua bán. Còn đối với hàng hóa đặc biệt thường để chỉ những loại hàng hóa, sản phẩm mang tính chất riêng biệt, kể cả những sản phẩm không hiện hình như dịch vụ, sức lao động,…
Có thể kể tên một số hàng hóa đặc biệt như:
– Hàng hóa sức lao động với điều kiện người lao động phải được tự do và chủ động chi phối sức lao động của mình. Họ có thể bỏ sức lao động ra để đổi lấy giá trị nào đó.
– Hàng hóa có tính chất nguy hiểm như: hàng hóa dễ gây cháy nổ, có tính chất phóng xạ,…
– Hàng hóa có giá trị cao như: vàng, kim cương, đá quý,…
– Hàng hóa sử dụng công nghệ cao
Xem thêm : Đa dạng sinh học là gì? Quy định về đa dạng sinh học
– Hàng hóa cần có chế độ bảo quản riêng như: vacxin, thuốc, dược phẩm,…
2. Thế nào hàng hóa sức lao động?
Để hiểu thế nào là hàng hóa sức lao động, chúng ta sẽ đi phân tích sức lao động là gì và những điều kiện nào khiến sức lao động trở thành một loại hàng hóa.
Cụ thể:
Sức lao động là khả năng lao động, sản xuất bao gồm cả thể lực và trí lực. Nó đóng góp một phần không nhỏ, thậm chí là đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành, sản xuất ra các loại sản phẩm, hàng hóa khác.
3. Điều kiện nào khiến sức lao động trở thành một loại hàng hoá?
Có thể thấy, mọi hoạt động sản xuất không thể thiếu sức lao động, nhưng sức lao động sẽ trở thành hàng hoá khi có những điều kiện sau:
- Thứ nhất, người lao động được tự do và có thể chi phối sức lao động của mình. Từ đó, họ dùng sức lao động của mình để bán, để trao đổi lấy một giá trị khác, có thể là tiền hoặc một loại hàng hoá khác. Do đó, phải đảm bảo không tồn tại mối quan hệ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến để sức lao động có thể trở thành một loại hàng hoá.
- Thứ hai, bản thân người lao động không thể tự lao động sản xuất, nên phải bán sức lao động để phục vụ mục đích tồn tại và sinh sống.
Khi hai điều kiện trên tồn tại song hành, sức lao động sẽ trở thành hàng hoá như một điều tất yếu.
Trên thực tế, hàng hoá sức lao động đã xuất hiện từ trước thời chủ nghĩa tư bản. Nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành, mối quan hệ làm thuê mới trở nên phổ biến và hoàn thiện bộ máy sản xuất cho nền kinh tế.
Lúc này, sự cưỡng bức lao động đã biến mất, thay vào đó là các thoả thuận giữa người thuê và người bán sức lao động. Đây chính là tiền đề khiến chủ nghĩa tự do cá nhân phát triển, đánh dấu một sự tiến bộ vượt bậc của văn minh nhân loại.
4. Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?
Không giống với những loại hàng hoá thông thường, hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt. Vì nó được hình thành bởi con người với những nhu cầu phức tạp và đa dạng, về cả vật chất lẫn tinh thần theo quá trình phát triển của xã hội.
Theo đó, công nhân không chỉ có nhu cầu đáp ứng về vật chất mà còn cần đáp ứng những nhu cầu về tinh thần như: giải trí, được khuyến khích, được tôn trọng,… Và như một lẽ dĩ nhiên, những nhu cầu này luôn thay đổi và phát triển theo thời gian và sự phát triển của xã hội.
Cũng chính vì con người là chủ thể của sức lao động, nên việc cung cấp hàng hoá đặc biệt này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của cá nhân với những đặc điểm riêng biệt về: tâm lý, nhận thức, văn hoá, khu vực địa lý, môi trường sinh hoạt,…
Bên cạnh đó, hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Điều này thể hiện ở chỗ người lao động luôn tạo ra những hàng hoá khác có giá trị lớn hơn giá trị của sức lao động để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của người sử dụng lao động.
Tóm lại, hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt khi tồn tại đủ hai điều kiện về sự tự do và nhu cầu bán sức lao động. Để duy trì điều kiện cho hàng hoá sức lao động tạo ra những giá trị thặng dư, người sử dụng lao động phải đáp ứng những nhu cầu đặc biệt về tâm lý, văn hoá và khu vực địa lý,…
Trên đây là bài viết Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp