1
Bài 5 TỪNG NGƯỜI LÀM NHIỆM VỤ CANH GÁC (CẢNH GIỚI) – Để thực hiện nhiệm vụ canh gác phải tổ chức đội canh gác (cảnh giới). Đội canh gác (cảnh giới) là phân đội vũ trang được chỉ định để bảo vệ an toàn nơi đóng quân và những mục tiêu được giao.
Đội canh gác (cảnh giới) có thể do lực lượng chuyên nghiệp (cảnh vệ) hoặc do lực lượng không chuyên nghiệp của đơn vị thay phiên nhau đảm nhiệm. Đội canh gác (cảnh giới) thuộc quyền người chỉ huy và chịu sự kiểm tra đôn đốc của trực ban tác chiến hoặc trực ban nội vụ của đơn vị cử ra đội canh gác (cảnh giới). Thời gian thuộc quyền từ khi nhận nhiệm vụ đến khi thay phiên xong. Chỉ có người chỉ huy cử ra đội canh gác (cảnh giới) mới được quyền ra lệnh rút đội canh gác (cảnh giới).
Bạn đang xem: Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới) hp1 – giáo dục quốc phòng
Khi bảo vệ mục tiêu thường xuyên, đội canh gác (cảnh giới) thực hiện nhiệm vụ theo bảng phân công. Khi bảo vệ mục tiêu lâm thời thực hiện nhiệm vụ theo lệnh của người chỉ huy cử ra đội đó.
I. NHIỆM VỤ Khi đơn vị đang trú quân hoặc đang trong quá trình chiến đấu làm chủ trận địa… Chiến sỹ có thể được cấp trên cử ra làm nhiệm vụ canh gác.
Nhiệm vụ chủ yếu khi canh gác là bảo đảm an toàn cho đơn vị và phát hiện ngăn chặn quân địch để đơn vị kịp thời xử trí, đồng thời kiểm tra những người lạ mặt, những hiện tượng làm lộ bí mật.
II. YÊU CẦU Phải hiểu rõ nhiệm vụ làm đúng chức trách; nắm vững tình hình địch, ta, địa hình, nhân dân trong khu vực canh gác; luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu; phát hiện và xử trí các tình huống chính xác, kịp thời; luôn giữ vững liên lạc với cấp trên và đồng đội; không rời vị trí canh gác khi chưa có lệnh.
Xem thêm : Cây đại phú gia có độc không? Ý nghĩa khi trồng cây đại phú gia trong nhà
III. HÀNH ĐỘNG CỦA CHIẾN SỸ SAU KHI NHẬN NHIỆM VỤ III. Hiểu rõ nhiệm vụ Khi nhận nhiệm vụ phải hiểu rõ những điểm chính sau đây:
- Phạm vi khu vực trú quân của đơn vị.
- Địa hình, đường xá, đi lại.
- Địch ở đâu, có thể đi bằng đường nào hướng nào đến.
- Nơi canh gác, tuần tra của đồng đội và đơn vị bạn có liên quan.
- Vị trí phạm vi canh gác, đường đi, đường về và thời gian mình canh gác.
- Khi canh gác phải phát hiện địch, người trong đơn vị, hoặc bạn ra vào vọng gác.
- Những tình huống có thể xảy ra và cách xử trí.
- Khi có đội tuần tra đi qua hoặc khi có đồng đội đến thay gác mình phải làm gì.
- Những quy định dấu hiệu riêng và cách giữ vững thông tin liên lạc với người chỉ huy trong khi canh gác.
2
III. Chuẩn bị canh gác
Chọn vị trí canh gác: Phải căn cứ vào tình hình địch, địa hình, nhân dân, và nhiệm vụ của mình để chọn nơi canh gác cho thích hợp.
Chỉ được chọn trong phạm vi khu vực cấp trên chỉ định canh gác vị trí canh gác phải nhìn thấy được xa và rộng (Ban ngày chọn nơi cao, ban đêm chọn nơi thấp) tiện phát hiện được địch trong toàn bộ phạm vi khu vực mình canh gác. Nhưng phải đảm bảo kín đáo địch khó phát hiện được ta.
Có nhiều vị trí canh gác dự bị tiện cơ động; tiện cải tạo địa hình, địa vật làm công sự chiến đấu; nơi tiện liên lạc với chỉ huy và đồng đội.
Sau khi chọn vị trí canh gác xong phải báo cáo lênh cấp trên trước khi thực hiện nhiệm vụ canh gác.
IV. HÀNH ĐỘNG CỦA CHIẾN SỸ THỰC HÀNH CANH GÁC IV. Hành động khi canh gác Luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, khéo léo lợi dụng địa hình, địa vật, xem xét nghe ngóng mọi hiện tượng nghi ngờ về địch trước mặt và xung quanh. Đặc biệt chú ý theo dõi những địa hình, địa vật thay đổi. Những nơi địch dể lợi dụng đến gần hoặc vượt qua nơi canh gác. Theo dõi những người lạ mặt đi lại trong phạm vi khu vực canh gác.
Xem thêm : Tiết lộ: Tóc màu nâu tây không tẩy – Gợi ý các màu tóc nâu tây đẹp
IV. Xử trí một số tình huống
Khi phát hiện địch phải nhanh chóng báo cáo, bình tĩnh theo dõi hành động của địch. Nếu 1 tên địch thì tìm mọi cách để bắt sống, trường hợp không bắt sống được thì mới dùng hoả lực tiêu diệt. Nếu địch nhiều thì phải hành động đúng theo cấp trên đã quy định.
Khi địch bất ngờ nổ súng: Phải hết sức bình tĩnh, dũng cảm lập tức nổ súng đánh trả, tiêu diệt kiềm chế ngăn chặn địch để đơn vị kịp thời xử lý.
Khi có người qua lại: Phải quan sát thái độ, hành động người đó (chú ý đề phòng bọn biệt kích, thám báo cải trang) để đến gần kiểm tra, khi kiểm tra phải ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Khi hỏi phải chú ý thái độ nếu không có gì khả nghi thì thái độ nhã nhặn giải thích chi họ đi, nếu nghi ngờ phải giữ lại báo cáo cấp trên để giải quyết.
Khi gặp các phân đội ra vào khu vực đóng quân, phải theo dõi hành động kịp thời báo cáo, phải kiểm tra mật hiệu, số lượng tên mật danh người chỉ huy phiên hiệu của đơn vị đó, thời gian đi và về, cách trang bị và nguỵ trang, khi kiểm tra phải sẵn sàng chiến đấu, nếu đúng phân đội của ta thì cho đi. Nếu nghi ngờ thì giữ lại, báo cáo cấp trên để giải quyết.
V. HÀNH ĐỘNG CỦA CHIẾN SỸ KHI HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ Khi có người thay gác phải bàn giao về tình hình địch, địa hình những nơi đặc biệt cần chú ý, nhiệm vụ, mật hiệu liên lạc, báo cáo… sau đó kiểm tra súng, tháo đạn và lợi dung đường kín đáo để về phân đội. Trong khi đang bàn giao nếu có việc gì xẩy ra phải tự giải quyết hoặc cùng với đồng mới ra nhận bàn giao cùng giải quyết, khi về phải báo cáo tình hình trong khi làm nhiệm vụ cho cấp trên biết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp