Hệ mặt trời là gì?
Hệ mặt trời (Hay Thái dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt trời”, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.
Theo Wikipedia, đa phần các thiên thể quay quanh Mặt trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa – người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hydro; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và metal, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng khổng lồ. Có sáu hành tinh và ba hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh. Các vệ tinh này được gọi là “Mặt Trăng” theo tên gọi của Mặt trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh.
Bạn đang xem: Hành tinh nào lớn nhất trong hệ Mặt trời
Tên và đường kính của 8 hành tinh chính trong hệ mặt trời bằng tiếng Anh
Mercury: Sao Thủy
Xem thêm : "Vua" hành tinh có nhiều mặt trăng nhất trong Hệ Mặt trời
Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại
Đặt tên theo: Sứ giả của các vị thần La Mã
Đường kính: 4.878km
Quỹ đạo: 88 ngày Trái đất
Ngày: 58,6 ngày Trái đất
Jupiter: Sao Mộc
Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại
Được đặt tên: Thần thoại Hy Lạp & La Mã.
Đường kính: 139.822km.
Quỹ đạo: 11,9 năm Trái đất.
Ngày: 9.8 giờ Trái đất.
Venus: Sao Kim
Xem thêm : "Vua" hành tinh có nhiều mặt trăng nhất trong Hệ Mặt trời
Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại
Đặt tên theo: Nữ thần tình yêu và sắc đẹp của La Mã
Đường kính: 12.104km
Quỹ đạo: 225 ngày Trái đất
Ngày: 241 ngày Trái đất
Saturn: Sao Thổ
Xem thêm : "Vua" hành tinh có nhiều mặt trăng nhất trong Hệ Mặt trời
Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại
Đặt tên theo: Thần nông nghiệp La Mã.
Đường kính: 120.500km.
Quỹ đạo: 29,5 năm Trái đất.
Ngày: Khoảng 10,5 giờ Trái đất.
Earth: Trái đất
Đường kính: 12.760km
Quỹ đạo: 365,24 ngày
Ngày: 23 giờ, 56 phút
Uranus: Sao Thiên Vương
Phát hiện: William Herschel năm 1781
Đặt tên theo: Vị thần bầu trời của người Hy Lạp cổ.
Đường kính: 51.120km.
Quỹ đạo: 84 năm Trái đất.
Ngày: 18 giờ Trái đất.
Mars: Sao Hỏa
Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại
Đặt tên theo: Thần chiến tranh của La Mã.
Đường kính: 6.787km.
Quỹ đạo: 687 ngày Trái đất.
Ngày: Chỉ hơn một ngày Trái đất (24 giờ, phút 37).
Neptune: Sao Hải Vương
Phát hiện: năm 1846.
Xem thêm : Bật mí cách nói “Anh yêu em” tiếng Tây Ban Nha lãng mạn
Đặt tên theo: Thần nước của La Mã.
Đường kính: 49.530km.
Quỹ đạo: 165 năm Trái đất.
Ngày: 19 giờ Trái đất.
Hành tinh nào lớn nhất trong hệ mặt trời
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời. Hệ Mặt trời có Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm. Các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt trời.
Sao Mộc chủ yếu chứa vật chất ở trạng thái khí và lỏng. Nó là hành tinh khí khổng lồ lớn nhất trong hệ Mặt Trời với đường kính 142.984 km tại xích đạo. Khối lượng riêng trung bình của hành tinh bằng 1,326 g/cm³, và có khối lượng riêng lớn nhất trong số bốn hành tinh khí khổng lồ.
Khối lượng của Sao Mộc bằng khoảng 2,5 lần tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời[24] — khối lượng của nó lớn đến nỗi khối tâm của nó và Mặt Trời nằm bên ngoài bề mặt Mặt Trời ở vị trí khoảng 1,068 bán kính tính từ tâm Mặt Trời
Bán kính của Sao Mộc bằng khoảng một phần mười bán kính của Mặt Trời
Hành tinh nào bé nhất trong hệ mặt trời
Sao Thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất và bé nhất trong hệ Mặt trời. Theo các dữ liệu hình ảnh thu được từ tàu thăm dò Messenger của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), đường kính của Sao Thủy đã thu hẹp hơn 13 km trong 4 tỷ năm qua. Đến nay, đường kính của hành tinh này còn khoảng 4.800 km, bằng 38% đường kính Trái đất.
Gần Mặt trời nhất, Sao Thủy là hành tinh nóng thứ hai trong Thái Dương hệ. Nhiệt độ bề mặt tiếp xúc với Mặt trời của Sao Thủy lên đến 427 độ C, trong khi phía bên kia có thể thấp đến -173 độ C.
Sao Thủy có khối lượng riêng trung bình lớn thứ hai trong hệ Mặt trời (5,427 g/cm3), sau Trái đất (5,515 g/cm3), dù kích thước của nó rất bé. Lý do là lõi của Sao Thủy chiếm khoảng 42% thể tích của nó và chứa nhiều sắt hơn các hành tinh còn lại.
Sao Thủy chỉ mất 88 ngày để hoàn thành chu kỳ quỹ đạo (thời gian mà một hành tinh hay vệ tinh quay trở lại một vị trí cố định trong không gian), nhanh hơn hẳn các hành tinh khác. Tốc độ chuyển động này khiến Sao Thủy được đặt tên theo thần Mercury trong thần thoại La Mã, tương đương với thần Hermes – vị thần liên lạc và đưa tin trong thần thoại Hy Lạp.
Hành tinh nào có thể nhìn bằng mắt thường
Hiện tại các sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ có thể nhìn đồng thời bằng mắt thường, trong khi sao Thiên Vương và sao Hải Vương có thể được quan sát bằng ống nhòm hoặc kính thiên văn.
Hành tinh nào được mệnh danh là “hành tinh đỏ”?
Sao Hỏa là hành tinh thứ tư từ Mặt trời trở ra, một trong bốn hành tinh đất đá ở vòng trong.
Sắt bỏ lại trong mưa sẽ bị phủ lớp gỉ vì nguyên tố sắt phản ứng với oxy trong không khí và nước tạo thành sắt oxit. Sắt oxit của Sao Hỏa có thể đã hình thành từ rất lâu, khi hành tinh này có nhiều nước hơn. Vật chất này được vận chuyển tới khắp hành tinh trong đám mây bụi, bao phủ mọi thứ bằng một lớp gỉ.
Biệt danh của Sao Hỏa là hành tinh đỏ, do những bức ảnh từ tàu vũ trụ cho thấy nó có màu đỏ gỉ. Đó là màu của sắt oxit, hợp chất tồn tại rất nhiều trên bề mặt Sao Hỏa.
Đỏ là màu của máu, do đó Sao Hỏa được đặt tên theo Mars trong thần thoại La Mã (thần chiến tranh Ares trong thần thoại Hy Lạp).
Hành tinh nào được ví là “địa ngục” bởi thời tiết khắc nghiệt nhất vũ trụ?
Sao Kim, hành tinh thứ hai trong hệ Mặt trời giữ kỷ lục về điều kiện môi trường khắc nghiệt. Hành tinh này sở hữu nhiều núi lửa khổng lồ trên bề mặt.
Bầu khí quyển của Sao Kim đậm đặc hơn Trái đất 100 lần, bao gồm 95% là khí CO2. Nhiệt độ bề mặt sao Kim cao hơn 470 độ C, đủ để làm tan chảy chì. Áp suất không khí bằng áp lực nước biển của Trái đất ở độ sâu 1km.
Đường kính của Sao Kim bằng 12.104 km, trong khi đường kính Trái Đất là 12.742 km. Khối lượng của nó bằng 81,5% khối lượng Trái Đất.
Sự gần giống về đường kính và khối lượng giữa Sao Kim và Trái đất gợi ra khả năng chúng có cấu trúc bên trong tương tự, gồm lõi hành tinh, lớp phủ và lớp vỏ.
Về tốc độ, Sao Kim là hành tinh chuyển động chậm nhất trong hệ Mặt trời. Tốc độ tự quay của nó chỉ 6,5 km/h, trong khi tốc độ quay tại xích đạo của Trái đất là 1.670 km/h.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp