Làm gì khi bị chó cắn nhẹ, chỉ bị trầy xước? Đây là tình huống không ít người gặp phải và thường chủ quan không vệ sinh vết thương cũng như tiêm vắc xin phòng dại. Hậu quả, không ít trường hợp phát bệnh dại và tử vong chỉ trong vòng 2 – 10 ngày.
BS Hoa Tuấn Ngọc – Quản lý Y khoa vùng miền Đông Nam Bộ, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Chó cắn nhẹ, chảy máu ít, vết thương nông, nhìn có vẻ không nghiêm trọng… là những tình huống thường bị người bệnh bỏ qua do đánh giá sai nguy cơ. Bất cứ ai khi bị chó mèo, vật nuôi cắn, cào ngay cả khi vật nuôi đang được xác định khỏe mạnh cũng cần phải vệ sinh khử khuẩn vết thương và tiêm vắc xin dại và/hoặc huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt”.
Bạn đang xem: Làm gì khi bị chó cắn nhẹ? Bị trầy xước nhẹ ở tay có sao không?
Phân loại mức độ tổn thương khi bị chó cắn
Mức độ tổn thương khi bị chó cắn thường được chia thành 4 mức độ: (1)
- Mức độ I: Động vật hung hăng, nhe răng, gầm gừ, có thể cắn quần áo nhưng không tiếp xúc với da nạn nhân.
- Mức độ II: Thường gặp ở những người nuôi chó hoặc bác sĩ thú y, nhân viên chăm sóc thú cưng. Khi răng của chó để lại những vết xước trên da nhưng không chảy máu.
- Mức độ III: Vết thương có chảy máu nhưng chỉ có 1 vết thương và chưa có nguy cơ cao.
- Mức độ IV: Những vết thương có nguy cơ cao, như vết thương nằm gần vùng thần kinh trung ương, tại vùng đầu – mặt – cổ.
Nguy cơ mắc bệnh dại tùy thuộc vào mức độ tổn thương do chó cắn, lượng virus đi vào cơ thể. Với những tổn thương từ mức độ II trở lên, người bị thương cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám vết thương, từ đó tư vấn sử dụng vắc xin hoặc huyết thanh trung hòa độc tố dại.
Bị chó cắn nhẹ thuộc mức độ nào?
Mức độ I và II được đánh giá là tổn thương nhẹ trên da, chỉ để lại vết xước nhẹ và không gây chảy máu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên chủ quan với những vết thương gây ra do chó cắn dù chỉ là các vết xước nhẹ, không hoặc gây chảy máu ít. Đó có thể là cơ hội cho virus dại xâm nhập cơ thể, đe dọa tính mạng người bệnh. Đã có không ít những trường hợp chủ quan không vệ sinh và điều trị do vết cắn nhỏ, dẫn đến tử vong chỉ sau một thời gian ngắn.
Bị chó cắn nhẹ có sao không?
Xem thêm : Kiến thức thú cưng
Có nguy hiểm. Chó cắn nhẹ, chảy máu ít, vết thương nông, nhìn có vẻ không nghiêm trọng nhưng có thể virus dại đã xâm nhập vào cơ thể, nạn nhân tuyệt đối không được chủ quan. Virus dại sẽ từ nước bọt của chó truyền sang người qua vết cắn, di chuyển theo máu, hệ thần kinh trung ương, chờ đợi cơ hội bộc phát, khiến người bệnh tử vong.
Hiện thế giới vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp nào điều trị bệnh dại. 100% các trường hợp đã lên cơn dại chắc chắn sẽ TỬ VONG. Bệnh dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương của vết cắn; độ nông/sâu, khoảng cách của vết cắn so với hệ thần kinh trung ương… do đó virus có thể ủ bệnh trong thời gian vài ngày, vài tháng cho đến vài năm. Những triệu chứng ban đầu của bệnh dại gồm sốt, đau đầu, chán ăn, người bệnh dần kiệt sức cho đến khi phát triệu chứng sợ nước, sợ gió, không chịu được tiếng ồn và ánh sáng, tăng động, bứt rứt, đau đớn…
Xem thêm: Bị chó cắn chảy máu ít có sao không?
Làm gì khi bị chó cắn nhẹ?
Khi bị chó cắn, dù nhẹ hay nặng, người bệnh cần xử lý vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Cách vệ sinh, sơ cứu vết thương khi bị chó cắn như sau:
Xử lý vết thương không rách da
- Bước 1: Rửa sạch vết cắn bằng xà phòng với nước. Tốt nhất là rửa vết thương với nước ấm.
- Bước 2: Vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn như cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone (2).
- Bước 3: Đến trung tâm y tế gần nhất để tiêm vắc xin dại, vắc xin uốn ván và/hoặc huyết thanh kháng dại.
Xử lý vết thương rách da
Nếu vết thương rách da nhưng không chảy máu, bạn nên rửa kỹ vết thương dưới vòi trong vòng 15 phút với xà phòng, sau đó dùng dung dịch sát khuẩn để giảm tải lượng virus tại vị trí vết cắn. Việc rửa vết thương rất quan trọng nếu nghi ngờ động vật mắc bệnh dại. Sau khi rửa nước cần thấm khô vết thương bằng vải sạch và băng lại bằng gạt, tránh nhiễm trùng.
Lưu ý, phải thật nhẹ nhàng với vết thương, không tác động lên vết thương khiến tổn thương nặng hơn, không khâu kín vết thương ngay. Các trường hợp bắt buộc phải khâu vết thương, nên trì hoãn khâu vài giờ cho đến 3 ngày, nên khâu ngắt quãng hoặc bỏ mũi sau khi đã tiêm huyết thanh kháng dại vào vị trí vết thương hoặc gần vết thương. Đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và xử trí.
Xử lý vết thương có chảy máu
Xem thêm : Phát hiện làm sáng tỏ bi kịch của hành tinh song sinh với Trái đất
Nếu vết thương có chảy máu hãy cầm máu vết thương bằng khăn sạch. Thao tác như sau:
- Dùng khăn sạch che vết thương, lòng bàn tay ấn mạnh, giữ nguyên áp lực lên vết thương trong vòng 15 phút.
- Dùng một miếng đệm cuộn lại, băng ép lên vị trí bị tổn thương.
- Dùng băng thun quấn quanh miếng đệm cố định. Lưu ý, không băng quá chặt có làm cản trở lưu thông máu.
- Trường hợp máu chảy quá nhiều, thấm ướt băng. Nên dùng thêm một cuộn băng thứ 2 để che cuộn thứ nhất. Khi máu thấm ướt cả băng và miếng đệm thì đổi băng. Lưu ý theo dõi vết thương và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Tiêm huyết thanh và vắc xin phòng bệnh dại
Tùy theo vị trí, mức độ vết thương, mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định tiêm huyết thanh trung hòa độc tố dại cũng như số lượng mũi vắc xin phòng dại. Mời bạn tham khảo thông tin trong bảng sau:
Phân độ Tình trạng vết thương Tình trạng động vật Điều trị dự phòng dại Tại thời điểm cắn người Trong vòng 10 ngày sau đó Độ I Chăm sóc động vật: Sờ, cho ăn, cho động vật liếm trên da không có vết thương hở Không điều trị Độ II Động vật cào, cắn để lại vết xước trên da Bình thường Bình thường Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau ngày 10 Bình thường Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi được Tiêm vắc xin dại ngay, đủ liều Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi được Tiêm vắc xin dại ngay, đủ liều Độ III Vết cắn, cào của động vật chảy máu. Vết thương xa thần kinh trung ương Bình thường Bình thường Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau ngày 10 Bình thường Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi được Tiêm vắc xin dại ngay, đủ liều Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi được Tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại Độ IV Nhiều vết cắn, cào sâu, gần vùng đầu – mặt – cổ, bộ phận sinh dục Tiêm ngay vắc xin dại và huyết thanh kháng dại, cấp cứu kịp thời
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin phòng dại thế hệ mới, hãy gọi ngay hotline VNVC 028 7102 6595 hoặc fanpage https://www.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc.
Theo dõi sức khỏe bản thân và con chó
Sau khi sơ cứu và tiêm vắc xin phòng dại và/hoặc huyết thanh kháng dại, bạn cần tiếp tục theo dõi tình trạng vết thương cũng như con vật đã cắn trong vòng 10 ngày. Xem vết thương có tiếp tục sưng, đỏ hoặc tiết dịch bất thường hay không. Trong trường hợp không thể theo dõi tình trạng con vật (như chó hoang, chó xổng chuồng) hoặc khi chó xuất hiện triệu chứng dại, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn.
Ngoài các trường hợp bị cắn do vật nuôi như chó, mèo, các loài động vật có vú hoặc động vật có lông ngoài hoang dã như chồn, cáo, dơi,… đều có nguy cơ mắc bệnh dại. Do đó, nếu là một người có đam mê du lịch hoặc thường xuyên đi công tác tại nhiều địa phương/quốc gia, hãy chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại trước khi bị phơi nhiễm bệnh.
Làm gì khi bị chó cắn nhẹ? Mong rằng bài viết trên giúp người đọc hiểu hơn về nguy cơ mắc bệnh dại dù vết thương nhẹ hay nặng, có chảy máu hay không, cũng như cách xử trí kịp thời trong từng trường hợp. Đừng chủ quan, xem thường các vết thương do động vật cắn, hãy chủ động tiêm vắc xin phòng dại để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp