1. Phân tích bản chất của giá trị hàng hóa.
Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, là lao động xã hội của người sản xuất ra hàng hoá được kết tinh trong hàng hoá.
Bạn đang xem: 1 – Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, là lao động xã hội của
Bản chất của giá trị là lao động, do các bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết ( cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao động;
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động;
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết ( cả vật chất và tinh thần) nuôi con của người lao động.
2. Trình bày nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá vì ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá ở đó sẽ có sự hoạt động của quy luật này.
Nội dung của quy luật giá trị: Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết (giá trị xã hội).
Yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa:
Xem thêm : Gương vỡ có điềm gì? Cách hóa giải để tránh gặp xui xẻo
Trong sản xuất: hao phí lao động cá biệt phải nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động mà xã hội chấp nhận. Mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hóa, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được.
Trong trao đổi: phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.
Giá cả hàng hoá biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
o Giá cả = giá trị ( Cung = Cầu)
o Giá cả Cầu)
o Giá cả > giá trị ( Cung
3. Bạn hãy cho biết sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và trao đổi hàng hóa được thực hiện như thế nào?
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.
Trong sản xuất hàng hóa , quy luật giá trị có ba tác động chủ yếu sau:
- Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Trong sản xuất, thông qua giá cả thị trường, người sản xuất sẽ biết được nên đầu tư vào ngành nào, sản xuất sản phẩm gì để thu lợi nhuận cao, từ đó chuyển hướng sản xuất từ ngành lợi nhuận thấp sang lợi nhuận cao.
Xem thêm : [Sinh học] Quang hợp là gì? Vai trò của quang hợp ở thực vật là gì?
o Giá cả = giá trị ( Cung = Cầu) => tiếp tục sản xuất
o Giá cả Cầu) => thu hẹp sản xuất
o Giá cả > giá trị ( Cung mở rộng sản xuất
VD: Trong tính hình dịch bệnh, khẩu trang y tế khan hiếm nên được bán với giá cao đã hấp dẫn nhiều xưởng, nhà máy may chuyển từ SX quần áo sang SX khẩu trang.
QLGT tác động đến việc mở rộng quy mô sản xuất khi cung
Trong trao đổi, thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, người bán hàng hoá biết được hàng hoá ở đâu bán được giá cao, qua đó điều tiết hàng bán từ nơi giá thấp sang giá cao, từ nơi cung nhiều đến nơi cầu nhiều. Quy luật cung cầu giúp các tiếp cận hiệu quả hơn trong nhu cầu và khả năng. Phản ánh với các thành phần, nhóm chủ thể có đặc điểm lựa chọn hàng hóa như nhau.
VD: Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, người dân thường có nhu cầu trungư bày cây mai trong nhà. Tuy nhiên lượng cung ở Thành phố thì khan hiếm cho nên tiểu thương và nông dân vận chuyển mai từ nông thôn lên TP để bán.
QLGT góp phần làm cho cung cầu HH giữa các vùng cân
bằng, phân phối
lại HH và thu nhập giữa các vùng miền.
Thông qua sự biến động về giá cả trên thị trường, các đa dạng tiếp cận mới được thực hiện. Khi các mặt hàng với chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng đa dạng được lưu thông. Mang đến ý nghĩa tiến hành các hoạt động, chiến lược cạnh trang. Đồng thời mang đến luồng hàng hóa sẽ lưu thông. Từ đó tạo sự cân đối về nguồn hàng giữa các vùng miền. Đảm bảo cho tính đa dạng và tiếp cận hiệu quả của chất lượng, các nhóm hàng hóa
- Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
Trong sản xuất:
Hao phí lao động cá biệt cao -> bị thua lỗ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp