1. Làm sáng tỏ khái niệm đô thị hóa tự phát là gì?
Đô thị hóa được cho là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội. Nó biểu thị rất rõ quá trình mở rộng hoặc dịch chuyển của những đô thị đã tồn tại. Ở Việt Nam, đô thị hóa được biểu thị thông qua chỉ số về mật độ dân cư, được tính toán qua tỷ lệ của số dân đô thị trên tổng dân số trong khu vực. Người ta cũng có thể tính toán dựa trên tỷ lệ diện tích giữa khu vực đô thị với toàn vùng.
Không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều có quá trình đô thị hóa diễn ra rất rõ. Và đi kèm theo đó là tình trạng đô thị hóa tự phát.
Bạn đang xem: ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN ỨNG VIÊN
Nếu như đô thị hóa cần phải được sự quy hoạch và phê chuẩn từ cơ quan có thẩm quyền nhà nước thì ngược lại, sự tự phát đô thị hóa lại là vấn đề khác, nó nằm ngoài mọi sự kiểm soát.
Vậy đô thị hóa tự phát là gì?
Suy cho cùng, đô thị hóa tự phát là một hình thức của đô thị hóa hiện đại. Nó khác biệt với những gì chúng ta hiểu về đô thị hóa như nêu trên ở chỗ nó phát sinh một cách tự phát. Tức, sự mở rộng, dịch chuyển đô thị không nằm trong quy hoạch hay sự phê chuẩn từ cơ quan có thẩm quyền nhà nước mà hoàn toàn tự phát.
Dưới góc độ của những nhà nghiên cứu thì đây chính là một trong những biểu hiện, hệ quả của quá trình gia tăng cơ học về dân số. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới xu hướng này và so với quá trình đô thị hóa thì việc tự phát đô thị hóa sẽ để lại những hậu quả gì? Hãy đi sâu khai thác, nghiên cứu vấn đề này để chung ta góp phần giải quyết vấn đề đô thị hóa tự phát cùng toàn xã hội nếu việc đó là cần thiết.
2. Đô thị hóa tự phát – nguyên nhân và hậu quả
2.1. Đô thị hóa tự phát bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
So với đô thị hóa thì việc đô thị hóa tự phát là vấn đề gây ra nhiều gánh nặng hơn cả cho những nhà chức trách. Bởi vì điều này hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát và kế hoạch của Nhà nước trong việc phát triển đô thị. Qua thực tiễn và nghiên cứu, các nhà phát triển kinh tế đã xác định những nguyên nhân chủ chốt của tình trạng này.
2.1.1. Các vấn đề liên quan đến di cư
Xem thêm : ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Khi xã hội phát triển, kinh tế thu được những khởi sắc cũng là lúc cơ hội việc làm, cơ hội phát triển được đem đến nhiều hơn. Con người nhìn thấy những tiềm năng đó và mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn nên hình thành tư tưởng di cư đến thành phố lớn để sống và làm việc. Tình trạng này diễn ra ồ ạt và trở thành một xu thế, làm cho cơ cấu dân cư tại các vùng đô thị bị thay đổi.
Trước đây, các số liệu thống kê về tỷ lệ dân số ở vùng nông thôn đều ở mức duy trì ổn định con số 70% trong tổng dân số toàn quốc thì tình trạng đô thị hóa tự phát đã khiến con số đó bị giảm đi đáng kể. Chính nền kinh tế hiện đại đã tác động trực tiếp dẫn đến nhu cầu di cư ồ ạt này.
2.1.2. Những vấn đề bất động sản
Một phần nguyên nhân quan trọng dẫn đến quá trình đô thị hóa tự phát nằm ở sự phát triển của lĩnh vực bất động sản. Bản chất mà nói, ngành này phát triển đã tạo nên một đòn bẩy thúc đẩy xu hướng di cư. Những chính sách có liên quan tới đất đai ảnh hưởng rất lớn tới việc tăng trưởng, phát triển đô thị. Vậy nên hiệu ứng “ăn ké” của đô thị hóa tự phát được phát sinh là điều tất yếu.
2.1.3. Các ngành kinh tế tương trưởng khiến cho đô thị hóa tự phát
Nhiều ngành kinh tế phát triển là miếng mồi ngon của các lực lượng lao động, do đó sẽ có khả năng thu hút lao động rất mạnh mẽ. Đa số họ đều có xu hướng sinh sống hoặc định cư lâu dài tại các vùng đô thị để làm việc kiếm tiền lương ổn định, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của đời sống.
Chỉ có thêm người lao động di cư đến thành phố lớn mỗi năm mà số lượng người trở về quê lại cực kỳ nhỏ. Đặc biệt khi ngày càng ra đời nhiều tập đoàn trong nước, sự bắt tay hợp tác mở cửa với quốc tế được đẩy mạnh tạo nên các công ty nước ngoài, các công ty liên doanh được thành lập càng đòi hỏi lớn về lực lượng lao động. Đa phần các đơn vị doanh nghiệp, tập đoàn này đểu hoạt động ở các khu đô thị, các thành phố lớn nên dân cư cũng sẽ kéo về những nơi này để làm ăn sinh sống.
Cùng với một vài nguyên nhân rõ rệt vừa nên thì còn có nhiều nguyên nhân khác nữa như chiến tranh, sự đói nghèo, các vấn đề xung đột về sắc tộc.
Tất cả những điều này đã gây nên sự vượt quá của quá trình đô thị hóa, làm cho đô thị hóa tự phát xảy ra nằm ngoài kiểm soát của đơn vị Nhà nước. Khi đó, đô thị hóa sẽ không có được định hướng phát triển cụ thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Một vài hậu quả để lại rõ nhất cho đất nước được nêu rõ qua phần nội dung dưới đây.
2.2. Hậu quả của đô thị hóa tự phát
Xem thêm : Review thành phần dầu gội Nguyên Xuân có silicon không? Có tốt không?
Đô thị hóa có những đóng góp nhất định đến sự phát triển kinh tế thế nhưng đô thị hóa tự phát thì ngược lại. Hãy xem những gánh nặng lớn nhất mà nó đem đến cho đất nước và các cơ quan nhà nước là gì?
2.2.1. Gây phá vỡ cảnh quan đô thị và vùng ven đô
Việc tự phát về quá trình đô thị hóa dù muốn hay không cũng tạo nên sự đứt gãy nhất định cho quá trình đô thị hóa. Nó làm cho cảnh qua đô thị bị phá vỡ, thậm chí phá vỡ cả cảnh quan vùng ven đô. Dần dần, những kiểu kiến trúc truyền thống bị thay thế bởi nhà cửa cao tầng và san sát, bởi các con đường nhựa, đường bê tông rộng lớn thênh thang được dựng trên nền đất đồng ruộng trước đó, các công trình xây dựng khác cứ nối tiếp nhau mọc lên.
Không còn là nguy cơ mà thực tế, sự đô thị hóa nằm ngoài kiểm soát của đơn vị chức năng chắc chắn sẽ làm mai một đi giá trị truyền thống mỗi ngày. Vì vậy, đô thị hóa tự phát chính là điều nhức nhối cần thận trọng xem xét, giải quyết trong suốt quá trình phát triển kinh tế đất nước vốn theo đuổi thiên hướng vừa phát triển bền vững vừa lưu giữ được các giá trị đời sống tinh thần cốt lõi từ xưa.
2.2.2. Tạo ra sức ép cho nhiều lĩnh vực đời sống
Đô thị hóa tự phát có thể đem đến những áp lực vô cùng lớn. Việc người dân di cư ồ ạt tới những thành phố lớn để lại những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng việc phát triển kinh tế, an ninh và các vấn đề chính trị.
Ngoài ra, quá trình này còn khiến cho hoạt động nông nghiệp ở các vùng nông thôn rơi vào tình trạng đình trệ từ đó gây nên nhiều sức ép nặng nề cho vùng đô thị. Dù dân cư ồ ạt đến thành phố lớn tìm việc xong không phải ai cũng tìm được việc hoặc có thể giữ được công việc ổn định.
Sự bất ổn trong hoạt động do không có kế hoạch chỉ đạo từ nhà nước sẽ khiến cho đô thị hóa tự phát để lại nhiều hậu quả như môi trường ô nhiễm, thất nghiệp, cơ sở vật chất xuống cấp, an ninh trật tự không được giữ vững, phát sinh các tệ nạn.
Tìm hiểu đô thị hóa tự phát là gì cho chúng ta nhận thấy có quá nhiều vấn đề tồn tại tiêu cực. Đây là phạm trù thuộc sự quản lý của nhà nước. Mỗi người dân không thể đứng ra giải quyết vấn đề này nhưng lại có thể đóng góp vào công cuộc giúp Nhà nước phát triển đô thị hóa có kế hoạch. Việc di dân không có mục tiêu rõ ràng chỉ gây thêm gánh nặng cho đô thị, cho nền kinh tế và thậm chí cho chính cả bản thân những đối tượng này. Do vậy bạn hãy cân nhắc thật kỹ về việc có nên kéo ra các đô thị lớn để sinh sống trong khi không có bất cứ sự ổn định nào được đảm bảo hay không nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp