Việc giao thương giữa các quốc gia đã có từ rất lâu, và với những tiến bộ mới, việc giao thương ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Trong nhiều thế kỷ qua, lĩnh vực thương mại đã có những bước phát triển đáng kể. Hàng loạt công nghệ như máy bay, điện thoại và Internet đã và đang góp phần không nhỏ vào quá trình toàn cầu hóa. Tuy nhiên, quá trình này cũng có nhiều ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Những cơ hội tài chính
Ảnh hưởng của toàn cầu hóa là sự gia tăng các cơ hội tài chính. Trong quá khứ, các doanh nghiệp và công ty chỉ có thể tiếp cận nguồn tài chính từ các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thế giới sít lại gần nhau hơn thì những hạn chế về nguồn tài chính cũng giảm đi đáng kể.
Trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn quỹ đầu tư từ bất kỳ quốc gia nào. Ví dụ, một công ty có trụ sở tại Canada có thể tìm kiếm các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ, Mexico hoặc ở châu Âu hay châu Á.
Xem thêm : Tháng 4 là cung gì và mệnh gì? Tổng quan về cung hoàng đạo thuộc tháng 4
Những thay đổi về ngôn ngữ
Quá trình toàn cầu hóa cũng có tác động đáng kể đến ngôn ngữ. Trước đây, công dân của một nước thường chỉ sử dụng một ngôn ngữ duy nhất là tiếng mẹ đẻ. Nhưng khi các giao dịch thương mại quốc tế gia tăng thì một số ngôn ngữ được chọn làm ngôn ngữ chính, chẳng hạn như tiếng Anh. Trên thực tế, tất cả phi công của các hãng hàng không quốc tế đều được yêu cầu phải biết tiếng Anh.
Toàn cầu hóa làm tăng nhận thức của con người về những ngôn ngữ khác bên cạnh tiếng Anh. Hiện nay, những ngôn ngữ từng bị xem là tối nghĩa hoặc không hữu dụng trong quá khứ, chẳng hạn như tiếng phổ thông Trung Quốc, lại đang được nhiều sinh viên và doanh nhân người Mỹ theo học. Nhiều người nhận ra rằng khả năng nói được nhiều ngôn ngữ có thể là một tài sản quý giá trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.
Những tác động về mặt văn hóa
Xem thêm : Loại củ "rẻ bèo" có sẵn ở Việt Nam cực tốt cho làn da
Toàn cầu hóa cũng tạo ra nhiều tác động đối với nền văn hóa. Giống như tác động đối với ngôn ngữ, văn hóa của một quốc gia có thể trở nên phổ biến hơn ở các khu vực khác trên thế giới. Một ví dụ điển hình chính là ẩm thực. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, không lạ lẫm gì khi thấy các nhà hàng của Mỹ như McDonald’s xuất hiện tại nhiều thành phố châu Á. Ngược lại, các nhà hàng của Trung Quốc và Nhật Bản cũng hiện diện tại nhiều nước Bắc Mỹ. Toàn cầu hóa cho phép các mặt hàng như ẩm thực, thời trang và dịch vụ giải trí được chia sẻ rộng rãi ở nhiều quốc gia khác nhau.
Những tiến bộ về thương mại
Toàn cầu hóa mang đến nhiều tiến bộ về mặt thương mại, cho phép hàng hóa và các mặt hàng tiêu dùng được giao dịch dễ dàng hơn. Ví dụ, các quốc gia ở Bắc Mỹ rất ưa chuộng dòng xe hơi Toyota của Nhật Bản. Toàn cầu hóa mang đến cơ hội cạnh tranh trực tiếp giữa các hãng xe hơi của châu Á và của Mỹ – nơi chiếc xe hơi đầu tiên được phát minh. Trong quá trình toàn cầu hóa, sự phổ biến một sản phẩm thương mại là quan trọng hơn so với nơi nó được sản xuất.
Trần Đình PhúTheo ehow.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp