1. Học đối phó được hiểu như thế nào – biểu hiện cụ thể
Học đối phó được hiểu như thế nào? Đó chính là tình trạng học sinh học không trên tinh thần tự nguyện, học chỉ để vượt qua các kỳ thi trước mắt hoặc chỉ để qua một bài kiểm qua, cuối cùng thì những kiến thức thầy dạy, học sinh đều trả lại cho thầy hết. Đây là một hiện tượng xuất hiện rất nhiều ở trường học, khó có thể kiểm soát được, tình trạng này nếu cứ tiếp tục kéo dài sẽ gây ra những hậu quả nặng nề điển hình như các em học sinh hổng những kiến thức cơ bản, học nhớ được một thời gian lại quên, không lưu lại được một chút kiến thức nào ở trong đầu.
Những bạn học sinh học đối phó có thể dễ dàng nhận ra qua những biểu hiện như ngại học, lúc nào cũng trốn học đi chơi, luôn tìm đủ lý do cho sự lười nhác của mình. Các em nghĩ rằng các em học để cho bố mẹ vui, đến trường học để có thêm bạn nên dẫn đến việc không chủ động trong việc học. Các em học chỉ để đối phó với sự kiểm tra của thầy cô, bố mẹ nên kiến thức các em học rất dễ bị quên đi sau một thời gian ngắn. Lúc các em ở trên lớp, các em ngồi học một cách chán nản, không muốn tập trung, thích làm việc riêng trong lớp, giả vờ ghi chép bài học, ngoan ngoãn trước mặt thầy cô giáo. Đến khi bị nhắc nhở thì chú ý một chút rồi đâu lại vào đấy, các em lại thờ ơ với bài học.
Bạn đang xem: ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN ỨNG VIÊN
Đối với bài tập về nhà, các em không bao giờ muốn suy nghĩ để hoàn thành chúng mà chỉ chép lại ở trong sách hướng dẫn, sách học tốt hoặc lên lớp mượn vở của bạn học giỏi để chép lại, nếu buổi học ngày mai có bài kiểm tra thì tối nay bắt đầu mới bật đèn lên học, thức ngày thức đêm để không bị điểm kém. Khi kiểm tra xong thì kiến thức cũng “thẳng cánh mà bay”.Đặc biệt nhiều em còn thuê người học hộ để dành thời gian đó đi chơi game với bạn bè. Việc học đối phó như thế này mang lại rất nhiều hậu quả cho chính bản thân các em cũng như cho gia đình và xã hội. Bởi lối học đối phó như trên thì kiến thức mà các em nắm được rất hời hợt, nông cạn, mất các kiến thức cơ bản nhất do đó đầu các em luôn trong trạng thái rỗng tuếch. Đó chính là nguyên nhân trực tiếp khiến học lực của các em bị tụt dốc không phanh. Những học sinh như vậy thường không có ý chí cầu tiến.
Dù biết các em học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa tìm ra được các biện pháp để ngăn chặn sự việc này tiếp diễn, vẫn còn trường hợp giáo viên làm lơ, coi như không biết chuyện gì chính vì vậy lối học này ngày càng ăn sâu vào tiềm thức của các em. Khi các em vẫn ngồi trên ghế nhà trường mà còn học đối phó thì sau này ra xã hội đi làm thì lối sống đối phó này sẽ ảnh hưởng rất nhiều, các em sẽ có xu hướng làm nhiệm vụ được giao cho qua chuyện dẫn đến việc làm nhanh, làm ẩu, không làm tốt.
2. Nguyên nhân của việc học đối phó
Lý do dẫn đến hiện tượng học đối phó có thể do việc học của các em bị quá tải. Sau một ngày vất vả học ở trường, bố mẹ còn đăng ký cho các em tham gia các lớp học thêm, học phụ đạo,…việc học quá nhiều giờ một ngày khiến các em học sinh không có thời gian để hoàn thành các bài tập về nhà và học lại các kiến thức được học trên lớp. Bên cạnh đó còn do ý thức của mỗi học sinh. Việc các em ham chơi dẫn đến việc các em không có thời gian dành cho việc học, bên cạnh đó việc không xác định được mục đích của việc học khiến học sinh lâm vào cảnh chán học, học không có mục đích rõ ràng.
Xem thêm : Kem bao nhiêu calo? Cách làm kem ăn ngon mà không bị béo
Hơn nữa nền giáo dục của Việt Nam vẫn còn rất chú trọng vào thành tích , vào điểm số, chưa có biện pháp thích hợp để phát triển năng lực của học sinh, không tìm được động lực để học sinh của mình cố gắng. Những sự áp lực nặng nề về điểm số với bạn bè, bằng cấp với bố mẹ khiến học sinh học trong trạng thái mệt mỏi, muốn buông xuôi. Có quá nhiều bài tập phải hoàn thành, nhiều môn học phải học, nhưng thời gian một ngày vẫn chỉ có 24 tiếng không thay đổi, học sinh phải chạy đua với thời gian mới có thể học tốt, đúng với kỳ vọng của bố mẹ. Thêm nữa do môn học có quá nhiều kiến thức mà thời gian thầy cô dạy trên lớp chỉ đủ để thầy cô dạy chú trọng vào lý thuyết, ít đề cập đến thực hành rất dễ khiến học sinh chán ngán từ đó sinh ra sự đối phó.
Đặc biệt không thể không nhắc đến lý do xuất phát từ bản thân mỗi học sinh. Các em vẫn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc học. Với các em, các em vẫn nghĩ học là để cho bố mẹ, cho thầy cô, không tác động gì đến tương lai của mình. Học sinh một khi đã có suy nghĩ như vậy thì không chỉ dẫn đến hiện tượng học đối phó mà còn dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực khác.
Một yếu tố khách quan nữa đến từ môi trường xã hội. Với sự phát triển mạnh như vũ bão của công nghệ thông tin như hiện nay thì cuộc sống của chúng ta dần bị lệ thuộc vào nó. Rất đơn giản, dễ dàng để các em tra cứu đáp án, lời giải trên mạng mà không cần mất thời gian để suy nghĩ. Bên cạnh đó, còn có vô vàn thứ có thể thu hút các em như games, phim,…khiến các em bị xao nhãng chuyện học hành, chú tâm vào những trò chơi vô bổ và không dành thời gian cho chuyện học. Thị trường hiện nay có rất nhiều sách giải, sách tham khảo để các em học sinh sử dụng nhằm đối phó với giáo viên trên lớp.
Mắt khác sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh còn hạn chế, các bậc phụ huynh vẫn chưa thể kiểm soát sát sao tình hình học tập của con mình, giáo viên ở trên lớp chưa có biện pháp xử lý thích hợp để ngăn chặn tình trạng này, tạo điều kiện cho các em học đối phó một cách tràn lan.
3. Hậu quả của việc học đối phó
Xem thêm : Cách viết hoa trong văn bản quy phạm pháp luật
Học đối phó thực sự là một “căn bệnh” đáng sợ và nguy hiểm với các em học sinh hiện nay. Nó không gây ra hậu quả ngay lập tức nhưng nếu chỉ cần để lâu tình trạng này tiếp tục sẽ ảnh hưởng không tốt đến các em. Nó “ăn mòn” tư duy, sự sáng tạo của các em, gây mất hứng thú, chán nản với việc học và dẫn đến những hệ lụy như học vẹt,học tủ, gian lận trong thi cử,…Học một cách đối phó khiến các em hổng rất nhiều kiến thức, khi đi thi hay sau này đi làm việc các em chỉ có cái đầu rỗng tuếch cùng với thói quen vô trách nhiệm. Nguy hiểm hơn nữa, hiện tượng học đối phó sẽ làm cho chất lượng giáo dục của Việt Nam ngày càng đi xuống một cách nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển kinh tế – xã hội sau này.
4. Cách khắc phục
Khi chúng ta đã hiểu được sâu sắc nguyên nhân và hậu quả nghiêm trọng của việc học đối phó thì hãy cùng nhau chung tay đẩy lùi hiện tượng này ra khỏi học đường. Những giáo viên cần phải nắm bắt tâm lý học sinh để có những biện pháp giáo dục hợp lý, luôn đổi mới trong cách dạy để tạo sự hứng thú cho học sinh, bên cạnh đó cần có những hình thức xử lý triệt để khi học sinh bắt đầu có hiện tượng học đối phó. Gia đình cần thường xuyên quan tâm đến việc học của các em không nên áp lực chuyện điểm số, thành tích. Đặc biệt bản thân mỗi em học sinh cần phải tự giác học bài học bài và làm bài tập đầy đủ, xác định được mục tiêu phấn đấu để cố gắng cũng như tìm kiếm sự hứng thú trong việc học. Giáo viên cần đi sâu vào bài giảng để phân tích kỹ những cái hay của bài học, kiểm tra bài thì cần kiểm tra về chất chứ không nên kiểm tra về lượng. Cần có những biện pháp cụ thể, không chỉ nói suông. Mỗi khi các em học bài hãy tìm tòi các câu hỏi, đi sâu vào bài học, dành thời gian cho những mục tiêu của mình đã vạch ra. Chúng ta nên nhớ rằng chúng ta chính là tương lai của đất nước, không thể xây dựng đất nước khi không có kiến thức và trí tuệ. Phụ huynh cần định hướng cho các em, cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa để giải tỏa áp lực học hành.
Việc chúng ta bài trừ lối học đối phó ở học sinh góp phần xây dựng nên đất nước giàu mạnh mai sau, để sánh ngang với các bạn bè quốc tế. Mong rằng bài chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn có thêm những thông tin hữu ích để sớm nhận thức được ảnh hưởng của việc học đối phó với các em học sinh hiện nay.
>> Tham khảo thêm:
- phương pháp học tập hiệu quả
- Thi trắc nghiệm
- Làm gì khi chán học
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp