Hay bị tê chân tay là thiếu chất gì? Chân tay hay bị tê mỏi là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng khi đứng quá lâu, nằm sai tư thế trong thời gian dài… Nhiều người chủ quan nghĩ đó là hiện tượng thông thường. Tuy nhiên nó là biểu hiện của thiếu hụt một số chất cần thiết.
Chân tay tê mỏi, mất cảm giác gây khó khăn trong cử động có thể gây ra các biến chứng khó lường như teo cơ, bại liệt,… Vậy hay bị tê chân tay là thiếu chất gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Hay bị tê chân tay là thiếu chất gì và cần bổ sung các chất nào?
Xem thêm:
Chân tay bủn rủn người mệt mỏi là bệnh gì? Triệu chứng và cách chữa trị
+10 kinh nghiệm và mẹo chữa tê bì chân tay hay nhất
Tổng quan về tê tay chân
Tê tay chân là gì?
Tê chân tay là một hội chứng bệnh thần kinh phổ biến hiện nay. Nó có thể bắt gặp ở cả nam và nữ, thanh niên hay người cao tuổi. Thực chất, nó chỉ là một loại phản ứng của cơ thể trước tác động bên ngoài và biến mất nhanh. Nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì bạn cần xem xét lại tình hình sức khỏe của mình.
Khi bị tê chân tay, người bệnh cảm thấy ở ngón chân, bắp chân, cánh tay và cả ngón tay bị tê mỏi, mất đi cảm giác, khó vận động. Trong một số trường hợp còn cảm thấy tay chân bị đau râm ran như bị kiến bò, kim châm, đau nhói bất thường.
Không tránh được tình trạng tê mỏi tay chân khi đứng trong thời gian dài, đè vật nặng lên tay chân quá lâu,… Song tình trạng này diễn ra thường xuyên cũng là do bạn đang bị thiếu chất, cần bổ sung đầy đủ.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến việc tê tay chân
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tê tay chân:
- Nguyên nhân sinh lý.
Hay bị tê chân tay có thể do các nguyên nhân sinh lý:
- Máu không thể lưu thông bình thường, khi hoạt động sai tư thế, khoanh chân hoặc quỳ quá lâu, mặc đồ quá chật,…
- Tâm lý bị căng thẳng, mỏi mệt cũng gây ra cảm giác tê mỏi tay chân. Lúc này, các tế bào thần kinh ở tay và chân bị ảnh hưởng bởi tâm lý con người, dễ bị tê liệt khi tâm trạng con người bất ổn trong thời gian dài.
- Cơ thể không kịp thích nghi với những thay đổi đột ngột của môi trường xung quanh cũng dẫn đến rối loạn cảm giác, tê mỏi tay chân.
- Dây thần kinh bị đè nén do phải chịu các chấn thương nghiêm trọng trước đó.
- Nguyên nhân bệnh lý.
Tê mỏi chân tay có thể chính là một tín hiệu báo động rằng cơ thể bạn đang mắc một số bệnh lý nền nghiêm trọng. Nếu cơ thể chưa được kiểm tra toàn diện, bạn cần nhanh chóng thăm khám để biết chính xác sức khỏe hiện tại của mình và có hướng điều trị cụ thể.
Các bệnh như: thoái hóa đốt sống, bệnh tim mạch, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa tinh bột, bệnh phong, u nang hạch, đa xơ cứng, bệnh giang mai, đột quỵ, bệnh zona,… cũng là nguyên nhân khiến cho tay chân bị tê mỏi.
- Do bị thiếu một số chất cần thiết.
Thiếu chất cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tay chân tê mỏi. Việc cần làm nếu bạn thuộc trường hợp này là ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất cho cơ thể.
Thiếu chất gì có thể dẫn đến tê chân tay
Tê chân tay có nhiều nguyên nhân, không phải lúc nào bị tê chân tay cũng do thiếu chất nhưng đây cũng là nguyên nhân phổ biến mà nhiều người lại bỏ qua, không chú ý tới. Vậy hay bị tê chân tay là thiếu chất gì?
Thiếu Canxi dẫn đến tê mỏi chân tay.
Canxi tập trung chủ yếu ở xương và răng. Thiếu canxi dẫn đến các hiện tượng: loãng xương, mất xương, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức, khó chịu. Nếu bị tê tay nhẹ nhưng bệnh nhân không bổ sung canxi đầy đủ thì rất dễ bị gãy xương, khó hồi phục.
Cơ thể thiếu Kali hay bị tê mỏi.
Xem thêm : Các phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ & phi ngôn ngữ
Kali có tác động lớn tới chức năng của não, đảm bảo rằng lượng máu và oxi đến não được nhiều hơn. Đồng thời nó cũng giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, có chức vụ cao trong hệ tim mạch và hệ tiêu hóa.
Thiếu Kali, đường truyền máu kém, máu khó lưu thông, tay chân dễ bị tê buốt vì thiếu máu. Chính vì vậy việc bổ sung Kali cho cơ thể là điều cần thiết.
Thiếu chất Magie khiến tay chân tê mỏi.
Magie trong cơ thể thực hiện chức năng kiểm soát các hoạt động xung thần kinh, hình thành xương, sản xuất năng lượng cho cơ thể. Nếu lượng Magie có trong cơ thể quá thấp sẽ gây ra hiện tượng tê buốt ở bàn tay, bàn chân.
Do thiếu vitamin B1, B12.
Vitamin đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Có rất nhiều loại vitamin cần có để cơ thể khỏe mạnh. Nếu thiếu một hoặc một vài loại vitamin, cơ thể con người sẽ trở nên suy yếu hơn, dễ mắc một vài bệnh nguy hiểm. Trong đó, thiếu Vitamin B1, B12 sẽ gây tê tay chân.
- Vitamin B1 có mặt trong cơ thể con người để duy trì các hoạt động của tế bào, có nhiệm vụ thúc đẩy hình thành năng lượng.
Thiếu đi Vitamin B1, cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, lười vận động, ngón tay ngón chân bị tê cứng, các cơ bắp có cảm giác châm chích như bị kim châm.
- Vitamin B12 rất quan trọng và cần thiết trong các quá trình: điều hòa chức năng thần kinh, sản xuất tế bào máu đỏ, tổng hợp DNA, chất béo và chuyển hóa đạm.
Thiếu Vitamin B12 gây thiếu máu, suy giảm nhận thức, từ đó gây ra tình trạng tê mỏi tay chân.
Tay chân hay bị tê do thiếu Acid folic
Acid folic có một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Nó giúp sản xuất tế bào mới: hồng cầu và bạch cầu. Bên cạnh đó Acid folic tham gia tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, kết hợp với Vitamin B12 sản sinh tế bào máu, giúp chống thiếu máu.
Khi lượng Acid folic trong cơ thể không đủ dẫn đến lượng máu sản sinh ít hơn, người bệnh thiếu máu, dẫn đến tình trạng thường xuyên bị tê cứng tay chân.
Khi những chất quan trọng trong cơ thể bị thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng hay bị tê mỏi chân tay. Ngược lại, tê buốt tay chân cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang không được ổn định để từ đó có những biện pháp cải thiện sức khỏe hiệu quả.
Các biện pháp phòng tránh và điều trị tê chân tay
Mỗi người đều cần phải trang bị các biện pháp phòng tránh và điều trị tê chân tay. Dưới đây chúng tôi đưa ra một vài những biện pháp khắc phục:
Cần phải thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày.
Nguyên nhân phổ biến của tê chân tay là thiếu chất, vậy nên việc có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ chất là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, các chất có trong thực phẩm tự nhiên là an toàn, lành mạnh và có giá trị cao nhất.
Chế độ ăn uống chính là điểm mấu chốt quyết định tình hình sức khỏe của bạn, không chỉ giúp giảm tê chân tay mà còn có nhiều công dụng “thần thánh”:
- Làm da khỏe đẹp, sáng mịn hơn.
- Cơ thể săn chắc, khỏe khoắn.
- Hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Giúp hạn chế mắc bệnh.
Lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn.
Lối sống lành mạnh cũng là một yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Lối sống lành mạnh ở đây đó là tập cho mình các thói quen: đi ngủ đúng giờ, dậy sớm, tập thể dục đều đặn (có thể chạy bộ, tập yoga hoặc chơi các bộ môn thể thao yêu thích,…)
Đây là cách để rèn luyện sức khỏe hiệu quả, hạn chế một số căn bệnh nguy hiểm gây ra tê bì chân tay.
Cần kiểm tra y tế định kỳ (3 tháng/ 6 tháng/ 1 năm…)
Rèn luyện cơ thể là tốt nhưng nó không phải là tất cả đối với sức khỏe của con người. Vẫn có những căn bệnh phát tác trong âm thầm và mắt thường không thể thấy được.
Để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm tiềm ẩn bạn nên đi khám định kỳ thường xuyên. Thông thường mọi người sẽ có lịch khám định kỳ 1 lần/6 tháng hoặc 1 lần/1 năm. Nếu không khám định kỳ thường xuyên bạn vĩnh viễn không biết cơ thể có đang gặp vấn đề hay không và không thể kịp thời điều trị.
Sử dụng các mẹo chữa tê cứng tay chân đơn giản mà hiệu quả.
Xem thêm : Sữa Rửa Mặt Simple Có Tốt Không Và Review TOP 3 Sữa Rửa Mặt Simple Được Khuyên Dùng
Các mẹo chữa tê cứng tay chân thực chất là những việc bạn nên làm để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình.
- Ngâm chân và tay bằng nước ấm pha muối hạt.
Ngâm tay chân bằng nước ấm pha muối là một phương pháp chữa tê tay chân hiệu quả. Muối hạt có khả năng kích thích lưu thông máu, giảm đau nhức, tê cứng.
- Luôn có ý thức giữ ấm cho cơ thể.
Tê cứng tay chân thường xảy ra khi máu trong cơ thể lưu thông kém. Đặc biệt tay chân khi gặp lạnh sẽ lưu thông máu kém hơn, dễ dẫn đến tình trạng tê bì, đau nhức. Giữ ấm những bộ phận này chính là cách chữa tê bì hiệu quả.
- Chườm ấm tay chân, các khớp nối ở tay chân.
Cũng là một hình thức của việc giữ ấm cơ thể, chườm ấm tay chân giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm bớt các cảm giác tê buốt, đau nhức.
- Tắm rửa bằng nước ấm.
Tắm nước ấm cũng giúp cơ thể không bị lạnh, máu lưu thông tốt hơn, giúp giảm tê bì tay chân hiệu quả. Cách này ai cũng đều có thể thực hiện được.
Chữa tê cứng tay chân bằng các phương pháp đông y.
- Sử dụng các bài thuốc dân gian.
- Ngâm hoặc chườm tay chân bằng lá ngải cứu để chữa tê tay chân.
- Dùng lá trinh nữ tươi giã nhuyễn đắp lên tay chân hoặc sử dụng dầu trinh nữ để giảm bớt triệu chứng tê tay chân.
- Chữa tê cứng tay chân bằng cách đắp lá lốt.
- Kinh nghiệm chữa tê tay chân bằng bột nghệ.
- Uống Thổ Phục Linh để chữa tê tay chân.
- Sử dụng biện pháp xoa bóp bấm huyệt.
Cách xoa bóp giúp tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy hoạt động của các tế bào hạch bạch huyết. Đồng thời khi kết hợp với bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch, làm cân bằng âm dương, giảm co cứng dây thần kinh và các gân cơ, tăng hiệu quả điều trị.
Nhờ những hiệu quả trên, chứng tê bì tay chân có thể được khắc phục.
Điều trị triệt để các bệnh lý nền gây ra tình trạng tê cứng chân tay.
Các bệnh nền như đã đề cập ở phần trên cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tê cứng chân tay. Vì vậy, để các triệu chứng tê bì này giảm thiểu bạn cần phải điều trị các bệnh lý đó trước.
Đồng thời, điều trị bệnh lý cũng giúp cơ thể bạn trở nên khỏe mạnh hơn.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ
Chân tay bị tê mỏi cũng là một tình trạng bình thường nếu bạn bị căng thẳng quá độ, ở lâu trong một tư thế hoặc bị thiếu hụt dinh dưỡng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nghiêm trọng và bạn cần phải đến tìm bác sĩ để nhận sự tư vấn.
- Trường hợp tay chân tê mỏi kéo dài, diễn ra thường xuyên.
Tình trạng chân tay tê mỏi thường xuyên không chỉ là do bạn giữ nguyên tư thế quá lâu hoặc căng thẳng,… mà do bạn còn đang có những vấn đề khác về sức khỏe.
- Bạn bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhưng tê chân tay vẫn không suy giảm.
Có thể do cách bổ sung dinh dưỡng của bạn chưa đúng, chưa đủ hoặc do vẫn còn có những vấn đề khác (bệnh nền) khiến bạn bị tê chân tay. Bác sĩ sẽ đưa đến cho bạn phác đồ dinh dưỡng đầy đủ nhất hoặc thăm khám để tìm hiểu vấn đề trong cơ thể bạn.
- Bạn bị tê chân tay kèm theo các triệu chứng như đau nhức, mất cân bằng, khó thở,…
Đây là các dấu hiệu nguy hiểm, có thể là những biến chứng của tê chân tay hoặc trong bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Cần đi thăm khám, tìm hiểu vấn đề của cơ thể và điều trị theo lời khuyên cũng như phác đồ của bác sĩ.
Đây là những trường hợp cấp thiết, bạn buộc phải đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết hiệu quả cho vấn đề sức khỏe của mình. Bác sĩ thường điều trị theo các phương pháp chuyên sâu, cụ thể sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng cơ thể nhanh chóng hơn.
Lời kết
Tê chân tay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thiếu chất dinh dưỡng cần thiết là một nguyên nhân phổ biến hơn cả. Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất và kiểm tra sức khỏe thường xuyên là những biện pháp quan trọng phòng tránh tê chân tay.
Hy vọng qua bài viết “Hay tê chân tay là thiếu chất gì” sẽ gợi ý cho bạn đọc lời khuyên về cách phòng tránh và khắc phục. Mong bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích đối với bạn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp