Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và cơ sở dữ liệu là hai khái niệm khác nhau. Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vì thế, bài viết sau sẽ làm rõ hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Và cùng phân tích các tính năng, đặc điểm của thuật ngữ này.
- Máy lạnh bao lâu thì vệ sinh một lần?
- Mang thai tuần thứ 27: Thai nhi phát triển ra sao? Mẹ bầu cần ăn gì?
- Trong nền kinh tế tri thức, yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất là A. tài nguyên và lao động. B. giáo dục và văn hóa…. – Hoc24
- Tại sao nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
- Nước chanh rất tốt, tuy nhiên uống quá nhiều có thể gây nguy hiểm
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có tên tiếng Anh là Database Management System (DBMS). Nó là một hệ thống phần mềm cho phép tạo lập cơ sở dữ liệu. Đồng thời điều khiển các truy cập đến cơ sở dữ liệu đó.
Bạn đang xem: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
– Quản lý lượng dữ liệu lớn hiệu quả
– Quản lý những cơ sở dữ liệu tồn tại lâu dài
– Hỗ trợ quan sát dữ liệu
– Hỗ trợ định nghĩa cấu trúc dữ liệu và thao tác trên dữ liệu thông qua các ngôn ngữ cao cấp nhất định
– Cung cấp các truy cập chính xác cùng lúc với nhiều truy cập dữ liệu khác nhau.
– Đảm bảo tính độc lập và bất biến của dữ liệu dù cấu trúc mô hình dữ liệu có thay đổi.
– Bảo vệ dữ liệu khỏi các truy cập không được cấp phép
– Phục hồi dữ liệu, tránh làm mất dữ liệu trên hệ thống
Một kiến trúc của hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ hiển thị như hình. Bao gồm: dữ liệu, siêu dữ liệu, bộ quản lý lưu trữ, bộ quản trị giao dịch, bộ xử lý câu hỏi và các thao tác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Nằm ở phần đỉnh kiến trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Các thao tác chính bao gồm
– Các truy vấn
Là những hỏi đáp, yêu cầu về dữ liệu có trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Các truy vấn được hình thành từ hai cách. Thứ nhất là thông qua giao diện truy vấn chung. Thứ hai là thông qua giao diện chương trình ứng dụng.
Ví dụ: Tưởng tượng Google là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu khổng lồ. Bạn có thể truy vấn trực tiếp trên Google hoặc trên các website thuộc Google.
– Các thay đổi sơ đồ dữ liệu
Là những thay đổi của người quản trị cơ sở dữ liệu. Bao gồm thay đổi cấu trúc sơ đồ cơ sở dữ liệu hoặc tạo một cơ sở dữ liệu mới.
– Các cập nhật dữ liệu
Xem thêm : Cách pha muối bò với sữa tắm tẩy da chết cho da nhạy cảm
Bao gồm các thao tác xóa, sửa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
Có nhiệm vụ tiếp nhận các thao tác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Sau đó tìm ra cách phát lệnh đối với bộ quản lý lưu trữ để thực hiện thao tác đó.
Có nhiệm vụ lấy các thông tin dữ liệu được yêu cầu. Sau đó thực thi các thao tác thay đổi với cơ sở dữ liệu.
Bao gồm cả bộ xử lý câu hỏi và bộ quản lý lưu trữ. Bộ quản trị giao dịch có nhiệm vụ đảm bảo các thao tác được thực hiện đúng mà không làm mất dữ liệu. Kể cả khi hệ thống xảy ra lỗi.
Nằm ở đáy kiến trúc của hệ quản trị cơ sở dữ liệu và là thành phần chính của một hệ quản trị CSDL. Nó bao gồm dữ liệu được lưu trong cơ sở dữ liệu và các siêu dữ liệu nằm trong thông tin cấu trúc của CSDL.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql được sử dụng nhiều để tương tác giữa người dùng và dữ liệu. Nó được ứng dụng nhiều nhất trong thiết kế website.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql có độ tương thích cao với các sản phẩm của Microsoft. Nó hoạt động dựa trên máy chủ cục bộ hoặc các cloud server. Thậm chí là cả hai loại máy chủ cùng lúc.
Ưu điểm của hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql là tính ổn định và tốc độ nhanh. Nhược điểm là tiêu tốn tài nguyên và có vài trường hợp đã gặp sự cố khi nhập dữ liệu.
MySQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quen thuộc hay dùng cho các web app. Nó có nhiều công cụ lưu trữ sẵn có và được dùng miễn phí. Giao diện của MySQL dễ dùng và khi xử lý dữ liệu thì không bị hao hụt tài nguyên.
Nhược điểm của MySQL là bạn sẽ phải thao tác nhiều hơn các hệ QTCSDL khác. Ngoài ra, một số tính năng sẽ mất phí nếu muốn dùng.
Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt MySQL miễn phí từng bước
Oracle hay Oracle Database hoặc Oracle DB là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu thuộc nhà phát hành Oracle Corporation. Đây là nhà cung cấp hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu được đánh giá cao nhất.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle giúp quản trị dữ liệu trên máy tính nhanh gọn, tiết kiệm và vô cùng linh hoạt.
Ưu điểm của Oracle là dữ liệu có tính ổn định cao. Khả năng tạo ra hệ thống dữ liệu lớn có tốc độ truy vấn nhanh và chính xác. Rào cản lớn nhất của hệ QTCSDL này là nó chưa tương thích với ứng dụng của Microsoft.
Do sử dụng ngôn ngữ Java nên việc tiếp cận các công cụ lập trình cũng gặp hạn chế. Đồng thời chi phí bản quyền của hệ quản trị Oracle khá cao.
Xem thêm : Mở bài vợ chồng A Phủ – Ngữ văn 12
Nosql là một hệ thống quản trị dữ liệu không quan hệ có tính linh hoạt cao. Nó được ứng dụng nhiều nhất cho các kho dữ liệu có nhu cầu lưu trữ lớn.
Khác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql phân tán theo chiều dọc. Thì nosql cho phép phân tán dữ liệu theo chiều ngang trên nhiều server.
Ưu điểm nổi bật của hệ QTCSDL nosql là tốc độ phát triển cơ sở dữ liệu nhanh, dễ dàng hơn với hệ thống dữ liệu lớn.
MongoDB được ứng dụng nhiều nhất để kết nối cơ sở dữ liệu với các ứng dụng. Nó được thiết kế để xử lý các dữ liệu có biến đổi hoặc không biết đổi. Ngay cả khi công cụ CSDL gặp khó khăn thì MongoDB vẫn hoạt động dễ dàng.
Nhược điểm của MongoDB là nó cần nhiều thời gian để thiết lập. Ngoài ra ngôn ngữ SQL cũng không khả dụng để truy vấn.
Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về hệ quản trị CSDL redis cache
Dưới đây là danh sách hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay. Thông số được tổng kết từ tháng 5 năm 2021.
Trên đây là tổng hợp kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hy vọng bạn đã có hiểu biết rõ nhất về thuật ngữ này. Đồng thời phân biệt được cơ sở dữ liệu và hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu.
Thông tin liên hệ
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Website: https://nhanhoa.com/
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp