Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Tỷ lệ này cung cấp cho nhà đầu tư và các chuyên gia về tài chính những thông tin quan trọng về khả năng chi trả nợ và sức khỏe tài chính chung của công ty. Trong bài viết này, Webketoan sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về khái niệm Tỷ số nợ trên tổng tài sản, cách tính và ý nghĩa của nó trong phân tích tài chính.
Xem thêm: Tổng hợp các Tỷ số tài chính quan trọng trong phân tích Tài chính doanh nghiệp
Bạn đang xem: Tỷ số nợ trên tổng tài sản là gì? Ý nghĩa và cách tính Debt ratio
Tỷ số nợ trên tổng tài sản – Debt ratio là gì?
Tỷ số nợ trên tổng tài sản tiếng Anh là Debt ratio
Là một tỷ số tài chính được sử dụng để đo lường năng lực và quản lý nợ dựa trên tổng tài sản mà Doanh nghiệp sở hữu. Còn được gọi là Hệ số nợ trên Tổng tài sản
Công thức tính Tỷ số nợ trên Tổng tài sản – Debt Ratio
Trong đó:
Tổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn gồm: các khoản phải trả vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn
Tổng tài sản: toàn bộ tài sản của công ty
Ý nghĩa của Tỷ số nợ trên Tổng tài sản – Debt ratio
Xem thêm : Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Hệ số nợ cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho thầy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thễ dẫn đền tình trạng mất khả năng thanh toán. Cụ thể là:
Tỉ số nợ trên tổng tài sản lớn hơn 1 cho thấy một phần đáng kể tài sản được tài trợ bởi các khoản nợ. Nói cách khác, công ty có nhiều khoản nợ hơn tài sản, cho thấy Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang bị âm. Đây là một tình mà không doanh nghiệp nào muốn gặp phải, vì lỗ lũy kế qua nhiều năm đã vượt trên cả vốn góp của chủ sở hữu hay còn được gọi là “âm vốn chủ”.
Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản nhỏ hơn 1 có nghĩa là phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Công ty vẫn đang duy trì có khả năng thanh toán được bằng việc sử dụng các tài sản sẵn có của mình.
Ví dụ minh họa
Số liệu của Công ty Cổ phần A trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2022 như sau (đvt: triệu đồng):
Nợ ngắn hạn: 40.000
Nợ dài hạn: 12.000
Tổng tài sản: 80.000
Tỷ số nợ trên Tổng tài sản = Tổng nợ / Tổng tài sản
= (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn) / Tổng tài sản
Xem thêm : Một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ được quy hoạch có đến 18 đô thị với 2 thành phố trực thuộc
= ( 40.000 + 12.000 ) / 80.000 =
=65%
Debt Ratio = 65% cho thấy tại thời điểm 31/12/2022, Công ty A có 65% giá trị Tổng tài sản được tài trợ bằng các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Hạn chế của Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Chất lượng tài sản không được biết bởi nó được gộp những tài sản vô hình và hữu hình lại với nhau. Đây chính là hạn chế mà ít người biết đến.
Cũng khá giống với những tỷ số khác, Debt ratio cần được xác định theo thời gian để đánh giá về rủi ro tài chính. Xem doanh nghiệp này có thể được cải thiện hay chuyển biến khác đi không.
Khi xu hướng của tỷ số Debt ratio ngày càng tăng là biểu hiện cho thấy đơn vị không có sẵn tiền hoặc không thể trả được hết nợ. Điều này báo hiệu trong tương lai Công ty này có khả năng sẽ vỡ nợ và phá sản.
Trong thời kỳ khó khăn, các công ty có đòn bẩy tài chính cao có khả năng không trả được nợ. Vì thế khi công ty muốn vay tiền, ngân hàng sẽ đánh giá xem công ty có vay quá nhiều hay không? Tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý và thấy được rủi ro về tài chính của công ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình. Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Debt Ratio). Hy vọng qua bài viết, Webketoan sẽ cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn đọc.
Nguồn tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp UEH, investopedia.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp