Với chỉ số ROA, nhà đầu tư có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp. Dựa vào đó họ có thể đưa ra các quyết định hay giải pháp đầu tư hợp lý và kịp thời. Vậy ROA là gì? Cách tính ROA và ý nghĩa của chỉ số kinh tế này đối với mỗi doanh nghiệp ra sao? Làm thế nào để tăng chỉ số ROA bằng cách chuẩn hóa tài sản doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nhé!
1. Chỉ số ROA là gì?
1.1. Khái niệm
ROA (viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Return on Assets) là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (hay tỷ suất sinh lời trên tài sản). Đây là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Chỉ số này được sử dụng để đánh giá hiệu suất hoạt động hay cụ thể hơn là mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của một doanh nghiệp.
Bạn đang xem: Ý nghĩa chỉ số ROA là gì? Tăng ROA bằng cách chuẩn hóa tài sản
1.2. Công thức ROA
Trong đó:
- ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (%)
- Lợi nhuận sau thuế (hay lợi nhuận ròng) được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí.
- Tổng tài sản doanh nghiệp là số vốn doanh nghiệp dùng để kinh doanh, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ.
1.3. Ví dụ thực tế về chỉ số ROA của một doanh nghiệp
Ví dụ, một công ty X có lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) là 8 tỷ đồng, tổng tài sản là 40 tỷ đồng. Lúc này ta tính được chỉ số ROA theo công thức như sau:
Như vậy, công ty X có tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) là 20%.
2. Mối liên hệ cơ bản giữa chỉ số ROA và ROE
ROA và ROE là hai chỉ số có mối liên hệ mật thiết và không thể tách rời. Do vậy, các nhà đầu tư sẽ cần phải xem xét và đánh giá cả 2 chỉ số này. Nếu chỉ sử dụng một trong hai chỉ số, sẽ rất khó để kết luận chính xác doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả hơn hay kém hơn.
ROE (Return on Equity) là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Thông thường, khi xét trên lợi ích của nhà đầu tư, chỉ số ROE sẽ được chú trọng hơn. Điều này là bởi, chỉ số này cho thấy mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu cùng với mức độ rủi ro cơ cấu tài sản. Tuy nhiên, nếu chỉ số ROE cao mà chỉ số ROA lại thấp cũng sẽ khiến nhà đầu tư lo ngại về khả năng sử dụng nợ của doanh nghiệp.
Công thức tính ROE:
Cùng xem xét ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa hai chỉ số ROA và ROE:
Công ty X và công ty Y lần lượt có vốn chủ sở hữu doanh nghiệp là 50 tỷ và 100 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng của công ty X và Y lần lượt là 10 tỷ và 20 tỷ đồng. Công ty X không vay nợ, nợ của công ty Y là 40 tỷ đồng.
Từ đây, ta có được những nhận định như sau:
- Chỉ số ROE của cả hai công ty X và Y đều là 20%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của cả hai công ty đều rất tốt và ngang nhau.
- Tuy nhiên, khi xem xét đến tỷ lệ vay nợ: công ty X không vay nợ, công ty Y có tỷ lệ vay nợ/vốn chủ sở hữu = 40 tỷ/100 tỷ = 40%. Như vậy, công ty X được đánh giá cao hơn về khả năng sử dụng vốn, công ty Y với chỉ số ROE cao nhưng sau cùng vẫn phải đem lợi nhuận kiếm được để trả nợ.
Để thêm chắc chắn cho khẳng định này, ta dựa vào công thức:
Tài sản = Vốn của chủ sở hữu + Nợ
Xem thêm : Quy định xét thăng hàm từ Thiếu uý lên Trung uý công an – Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
Từ đó, có được:
- ROA (công ty X) = 10 / 50 = 20%
- ROA (công ty Y) = 20 / (100 + 40) = 14.3%
Như vậy, ta có thể kết luận rằng công ty X đang có mức độ hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn so với công ty Y.
3. Cách tính chỉ số ROA thông qua báo cáo tài chính
Dựa vào Báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp hàng quý hoặc hàng năm có thể dễ dàng tính được chỉ số ROA một cách chính xác.
Để đơn giản hơn, ta lấy ví dụ: Tính chỉ số ROA của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) như sau:
3.1. Xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
Trên bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta có được lợi nhuận sau thuế của VNM trong quý I/2022 là 2,192 tỷ đồng.
3.2. Tính tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu lợi nhuận ròng (hay lợi nhuận sau thuế) phản ánh kết quả kinh doanh của toàn bộ quý I/2022. Do vậy, nếu chỉ lấy tổng tài sản tại thời điểm 31/03/2022 để tính thì sẽ không phản ánh đúng mức độ thay đổi về tài sản của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, ta sẽ cần sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản bình quân để gia tăng tính chính xác trong tính toán:
3.3. Xác định chỉ số ROA
Bước tiếp theo cực kỳ đơn giản, chỉ việc thay số liệu vào công thức tính chỉ số ROA sẵn có:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản = 2,192 / 47,394 = 4,62%
4. Ý nghĩa chỉ số ROA đối với doanh nghiệp
ROA là chỉ số quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và cần được xem xét liên tục qua nhiều năm. Vậy ý nghĩa ROA đối với doanh nghiệp ra sao?
4.1. Phản ánh khả năng quản lý tài sản, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Chỉ số ROA sẽ phản ánh một phần hiệu quả hoạt động cũng như khả năng quản lý tài sản của một doanh nghiệp. Thông qua ROA, có thể biết được khả năng sinh lời của tài sản, cụ thể là 1 đơn vị tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận.
Nếu ROA càng cao, hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản càng lớn (đồng nghĩa khả năng sinh lời càng cao). Chỉ số ROA tăng dần theo thời gian cũng cho thấy sự cải thiện trong việc khai thác tài nguyên của doanh nghiệp.
4.2. Đánh giá chiến lược kinh doanh và đưa giải pháp điều chỉnh kịp thời
Hai chỉ số liên quan mật thiết ROA và ROE sẽ là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá khả năng quản trị tài sản doanh nghiệp và sử dụng vốn chủ sở hữu. Nếu hai chỉ số đo lường này cao và ngày càng tăng, có thể thấy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đang đi đúng hướng.
Vậy ROA giảm có ý nghĩa gì? Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp sẽ cần xem xét đưa ra giải pháp mới để điều chỉnh kịp thời chiến lược kinh doanh. Việc điều chỉnh kịp thời đưa doanh nghiệp phát triển đúng hướng và hiệu quả hơn trong tương lai.
5. Chỉ số ROA như thế nào là tốt đối với doanh nghiệp?
Xem thêm : Uống nước dừa có bị mụn không?
Theo tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động hiệu quả khi sở hữu chỉ số ROA từ 7.5% trở lên, kèm với đó là mức ROE từ 15% trở lên. Tuy nhiên, trong thực tế sẽ có sự chênh lệch nhất định khi xác định chỉ số ROA thế nào là tốt đối với mỗi doanh nghiệp, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào?
Mỗi lĩnh vực sẽ có những đặc điểm về cơ cấu tài sản khác nhau. Ví dụ, các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng (thép, xi măng,…) thường yêu cầu tài sản cố định rất lớn. Do vậy mà ROA sẽ tương đối thấp. Ngược lại, các công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng không yêu cầu cao về tài sản cố định thì thường có chỉ số ROA tương đối cao.
Sẽ rất bất cập nếu so sánh chỉ số ROA của các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
Chỉ số ROA của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành?
Dựa vào lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, có thể dễ dàng xác định được chỉ số ROA trung bình ngành. Doanh nghiệp có chỉ số ROA cao hơn so với trung bình ngành cho thấy hiệu quả tốt trong quản trị tài sản doanh nghiệp.
Chỉ số ROA của doanh nghiệp so với kết quả hoạt động trước đây.
Chỉ dừng ở việc so sánh với các đối thủ cùng ngành là chưa đủ, doanh nghiệp cũng nên so sánh kết quả ROA so với những năm trước đó. Tránh trường hợp ROA của doanh nghiệp cao hơn trung bình ngành nhưng lại có dấu hiệu đi xuống.
Nhà đầu tư không nên dựa vào chỉ số ROA trong một năm để đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp mà cần theo dõi chỉ số này ít nhất 3 năm liên tục. Nếu chỉ số ROA duy trì ổn định ở mức 10% hoặc tăng dần đều trong 3 năm liên tiếp, doanh nghiệp được đánh giá có tài chính ổn định.
6. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản với phần mềm quản lý tài sản gAMSPro
Để mang lại lợi nhuận, điều quan trọng là phải theo dõi chỉ số ROA và liên tục cải thiện khả năng quản trị và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Cho đến nay, việc quản lý tài sản ngày càng hiệu quả hơn nhờ vào các công nghệ tiên tiến. Trong đó có thể kể đến Hệ thống phần mềm quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản tập trung gAMSPro, hiệu quả cho các doanh nghiệp sở hữu và vận hành lượng tài sản lớn.
gAMSPro là giải pháp tổng thể cho phép doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quản lý tài sản. Thống nhất, chuẩn hóa dữ liệu và quy trình quản lý tài sản ở cấp độ toàn công ty, nâng cao ROA và thúc đẩy lợi nhuận bằng cách cung cấp dữ liệu chi tiết của toàn bộ vòng đời tài sản liên quan tới từng cá nhân, bộ phận, phòng ban theo thời gian thực, đóng góp vào các mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp:
- Có cơ sở ra quyết định tập trung (centralized decision-making) chính xác, kịp thời.
- Giảm tổng chi phí sở hữu (TCO).
- Tăng tính khả dụng của thiết bị, tài sản.
- Giảm chi phí MRO (bảo trì và sửa chữa).
- Tối đa hóa giá trị tài sản trong dài hạn.
- Giảm thiểu những rủi ro về an toàn lao động và môi trường.
Giải pháp gAMSPro không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thất thoát tài sản mà đồng thời còn tăng cường khai thác hiệu suất sử dụng tài sản gấp nhiều lần so với giá trị đầu tư. Từ đây, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lợi tức trên tài sản (ROA) của mình.
Lời kết
Bài viết trên đây, GSOFT đã tổng hợp tất cả những thông tin xoay quanh chỉ số ROA: định nghĩa, công thức tính và ý nghĩa của chỉ số này đối với mỗi doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của ROA trong việc đo lường và đánh giá hiệu suất hoạt động, doanh nghiệp cần xem xét kỹ hơn chỉ số này liên tục trong nhiều năm để có những nhận định và điều chỉnh cho phù hợp.
Hãy liên hệ ngay với GSOFT hoặc điền thông tin vào form để nhận tư vấn tối ưu ROA với Hệ thống Quản trị đầu tư mua sắm và Quản lý tài sản gAMSPro.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp