Một trong những nguyên nhân gây cháy nổ trong nhà, mà cụ thể hơn là vấn đề xuất phát từ hệ thống điện là hiện tượng đoản mạch. Vậy đoản mạch là gì? Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào? Và làm sao nhận biết được đoản mạch để tìm cách xử lý cho phù hợp trước khi hậu quả xấu xảy ra? Cùng dailycadivi.com tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
Hiện tượng đoản mạch là gì?
Khi nối tắt cực âm và cực dương của một nguồn điện, điện trở mạch ngoài được xem là bằng 0, hiện tượng đoản mạch sẽ xảy ra.
Bạn đang xem: Hiện tượng đoản mạch là gì? Xảy ra khi nào và cách khắc phục
Mô tả một cách dễ hiểu, ở bất kì mạch điện thông thường nào cũng tồn tại một nguồn điện trở. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó (vô tình hay cố ý) mà 2 sợi dây điện được nối vào nhau tạo nên đường dẫn cho dòng điện chạy qua mà không đi qua điện trở nên dòng điện trong mạch tăng cao lên một cách đột ngột, rất dễ dẫn đến cháy nổ.
Trong hệ thống điện, điện trở đóng vai trò quan trọng thực hiện chức năng khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, phân áp để có được điện áp theo nhu cầu, điều chỉnh cường độ dòng điện,… nên nếu dòng điện không được đi qua điện trở hoặc điện trở quá thấp thì hiện tượng chập điện, cháy nổ xảy ra là điều dễ hiểu.
Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào?
Như đã đề cập ở trên, hiện tượng đoản mạch xảy ra khi ta nối cực âm với cực dương của một nguồn điện bằng một dây dẫn có điện trở rất nhỏ dẫn đến dòng điện không gặp sự cản trở nào làm cường độ tăng cao và gây hại.
Xem thêm : Gội là đen Matrix giúp mái tóc đen tự nhiên, che phủ tóc bạc (10 gói x 25ml)
Người ta còn thường gọi hiện tượng đoản mạch là mạch ngắn hay mạch hở. Trong thực tế, nếu một phần của mạch điện gặp đoản mạch thì các phần còn lại đều có thể bị hỏng dẫn đến thiết bị sử dụng điện cũng có nguy cơ cao gặp trục trặc.
Nguyên nhân gây ra đoản mạch
1. Lớp cách điện của dây dẫn bị lỗi
Một trong những lý do hàng đầu dẫn đến hiện tượng này là lớp vỏ cách điện của dây dẫn bị lỗi. Nguyên nhân này thường xảy ra đối với các hệ thống điện đã sử dụng lâu năm, quá cũ hoặc do tác động của ngoại lực như chuột gặm, đinh, vít dẫn đến lớp bọc cách điện bên ngoài bị hư hại vô tình làm cho 2 sợi dây chạm vào nhau gây đoản mạch.
2. Hệ thống dây điện bị lỗi
Đối với các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các thiết bị công suất lớn cùng một lúc như điều hòa, lò vi sóng, bếp điện,… thì hiện tượng đoản mạch cũng có thể xảy ra. Ngoài dây dẫn, đoản mạch còn có khả năng bị ở phích cắm hay chính các thiết bị điện nên bạn cần lưu ý khi sử dụng chúng.
3. Đầu nối dây điện bị lỏng
Đầu nối dây bị lỏng cũng có thể gây ra đoản mạch. Khi đó, dây nóng có thể chạm vào dây trung tính làm cường độ dòng điện tăng cao. Vì vậy, việc kiểm tra các đầu nối dây điện ở các mạch điện trong nhà là một việc làm cần thiết.
Cách nhận biết đoản mạch
Dấu hiệu đoản mạch mà bạn có thể biết được là thông qua những tiếng kêu “tách tách” và lửa bùng lên ở các nguồn hay đường dây dẫn điện. Lúc này, CB tổng (cầu dao) sẽ bị cúp do chế độ tự động. Ngoài đoản mạch thì cũng có nhiều lý do khác làm cầu dao ngắt điện nên tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân để đưa ra nhận định chính xác.
Tác hại của hiện tượng đoản mạch
Xem thêm : 3 Cách làm dọc mùng không bị ngứa khi chế biến
Có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khi cường độ dòng điện tăng quá cao có thể làm cháy vỏ bọc cách điện của dây dẫn, từ đó lân lan sang vật đặt gần nó dẫn đến hỏa hoạn, gây thiệt hại tài sản, tính mạng con người.
Ngoài ra, hầu hết hiện tượng đoản mạch xảy ra sẽ làm hệ thống điện bị hỏng hoàn toàn và khả năng cao gây ảnh hưởng đến cả các thiết bị điện khác.
Biện pháp phòng tránh đoản mạch trong đời sống
Đoản mạch là hiện tượng thường xuất hiện trong đời sống và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều trường hợp chập điện gây cháy nhà và thương vong nghiêm trọng. Do đó, cách tốt nhất bạn nên làm là thực hiện các biện pháp phòng tránh đoản mạch ngay từ hôm nay:
- – Cầu chì cần được lắp đặt ở các vị trí phù hợp (ở mỗi công tắc hay các thiết bị điện) phòng tình trạng nếu dòng điện tăng quá cao thì chế độ tự động ngắt sẽ được kích hoạt.
- – Khi có dấu hiệu đoản mạch xảy ra, cần tắt ngay các thiết bị điện đang sử dụng và tiến hành kiểm tra nguồn điện, dây dẫn.
- – Cần lựa chọn nguồn điện, dây dẫn điện,… có thông số kỹ thuật phù hợp với vật dụng trong nhà để tránh quá tải.
- – Nên tránh sử dụng các thiết bị, máy móc có công suất cao cùng lúc.
- – Khi tiến hành lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện trong nhà, cần đảm bảo dây dẫn, nguồn điện được kết nối đúng cách, khoa học. Nếu bạn không có nhiều kiến thức liên quan đến vấn đề này (đặc biệt là phái nữ), hãy nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị thi công có chuyên môn để bảo đảm an toàn.
- – Ngoài ra, nếu hệ thống điện của bạn quá cũ hoặc đã trải qua các điều kiện khắc nghiệt như ngập nước do lũ lụt, bạn cần kiểm tra lại và tiến hành thay mới các bộ phận bị hỏng nếu cần thiết.
Trên đây là những thông tin cần thiết về đoản mạch như hiện tượng đoản mạch là gì, xảy ra khi nào,… Hy vọng rằng, nó thật sự hữu ích đối với bạn. Cuối cùng, chúng tôi muốn khuyên bạn rằng, năng lượng điện thật sự quan trọng với chúng ta nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Do đó, bạn hãy sử dụng nó một cách khoa học và không nên tự mình sửa chữa khi có sự cố (như hiện tượng đoản mạch) nếu không đủ kiến thức cần thiết.
>>> Tham khảo ngay: Bảng giá dây cáp điện cadivi
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp