Phân biệt giữa dừng xe và đỗ xe
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH13 có quy định như sau:
– Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
Bạn đang xem: Đỗ xe trước biển cấm dừng, cấm đỗ có bị phạt không?
– Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
Qua đây, có thể thấy sự khác biệt cơ bản nhất giữa đỗ xe và dừng xe là ở thời gian đứng yên của xe.
Cụ thể, dừng xe là xe đứng yên có thời hạn và người điều khiển không được tắt máy hay rời khỏi vị trí lái khi dừng xe còn đỗ xe là cho xe đứng yên mà không giới hạn thời gian.
Đỗ xe trước biển cấm dừng cấm đỗ có bị phạt không?
Căn cứ khoản 30.1 Điều 30 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, biển báo cấm được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm.
Biển có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển phụ số S.502 để chỉ rõ khoảng cách từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.
Đồng thời, Phụ lục B.30, B.31 Quy chuẩn này quy định cụ thể biển cấm dừng và đỗ xe; biển cấm đỗ xe như sau:
Xem thêm : Thoát hơi nước qua lá bằng con đường
1. Biển số P.130 – Cấm dừng và đỗ xe
Biển này có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển trừ các xe được ưu tiên (xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu…theo khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ).
Riêng, đối với các loại xe ô tô buýt chạy theo hành trình quy định được hướng dẫn vị trí dừng thích hợp.
Hiệu lực cấm của biển bắt đầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe (hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).
Nếu cần thể hiện đặc biệt thì vị trí bắt đầu cấm phải dùng biển số S.503f và vị trí kết thúc, dùng biển số S.503d “Hướng tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.
2. Biển số P.131 – Cấm đỗ xe
Biển cấm đỗ xe được chia thành 03 loại biển con là biển số P.131a, P. 131b, P. 131c.
Cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển, trừ các xe ưu tiên.
Ví dụ: Đường có 02 làn mà làn bên nào đặt loại biển báo này thì phương tiện không được phép đỗ.
Xem thêm : 4 CÁCH LÀM NƯỚC CHẤM SỮA ĐẶC ĐƠN GIẢN THƠM NGON KHÓ CƯỠNG
Cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày lẻ, trừ các xe ưu tiên.
Cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày chẵn, trừ các xe ưu tiên.
*** Ngày chẵn, ngày lẻ được xác định theo ngày dương lịch trong tháng (không phải theo thứ). Ví dụ:
– Ngày lẻ là ngày: 1,3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17, 19, 21, 23, 25, 27, 29, 31.
– Ngày chẵn là ngày: 2, 4, 6, 8, 10,1 2, 14, 16, 18, 20, 22, 24, 26, 28, 30.
Như vậy, hướng hiệu lực của biển cấm dừng cấm đỗ là từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe (hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).
Do đó, hiệu lực của biển báo cấm dừng cấm đỗ là ở phía sau biển báo, nên đỗ xe trước biển cấm dừng cấm đỗ sẽ không bị phạt nếu tuân thủ đúng quy định về dừng, đỗ xe. Tuy nhiên, cần lưu ý, không có biển cấm, đỗ xe ở 11 nơi này vẫn bị phạt.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp