“Chính thể cộng hòa” được hiểu như sau:
Hình thức nhà nước, trong đó nguyên thủ quốc gia được lập theo một chế độ bầu cử nhất định.
Quyền lực tối cao của nhà nước theo chính thể cộng hòa không thuộc về một người mà được thực hiện thông qua các cơ quan đại diện do cử tri bầu ra. Điểm khác nhau cơ bản giữa nhà nước cộng hòa và nhà nước quân chủ là ở cách thức thiết lập người đứng đầu nhà nước. Việc bầu cử người đứng đầu nhà nước thay thế cho việc kế truyền được coi là một bước phát triển trong tư tưởng chính trị và pháp luật của nhân loại.
Bạn đang xem: CHÍNH THỂ CỘNG HÒA
Xem thêm : Nguồn gốc, ý nghĩa của Ngày Quốc tế Đàn ông 19/11
Chính thể cộng hòa là hình thức tổ chức nhà nước dân chủ, văn minh của nhân loại, trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định. Chính thể cộng hòa có 2 biến dạng chủ yếu là cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống. Cộng hòa đại nghị được tổ chức ở những nước có nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu ra. Chính phủ chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia và trước nghị viện. Nguyên thủ quốc gia không đứng đầu hành pháp và cũng không là thành viên của ngành hành pháp. Cộng hòa tổng thống là hình thức tổ chức nhà nước trong đó tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Mọi thành viên của chính phủ đều do tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng thống và không chịu trách nhiệm trước nghị viện, không có chức danh thủ tướng. Các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan, bàn bạc và chịu trách nhiệm tập thể mà các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước tổng thống. Trong chính thể cộng hòa tổng thống, áp dụng triệt để nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước. Ngoài ra, còn có hình thức chính thể cộng hòa lưỡng tính là hình thức tổ chức nhà nước vừa có đặc điểm của cộng hòa tổng thống, vừa có đặc điểm của cộng hòa đại nghị. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào cách thức thực hiện quyền bầu cử, hình thức chính thể cộng hòa có 2 biến dạng là cộng hòa dân chủ (quyền tham gia bầu cử được quy định về hình thức pháp lý với các tầng lớp nhân dân lao động) và cộng hòa quý tộc (quyền bầu cử chỉ quy định cho tầng lớp quý tộc).
Các nước xã hội chủ nghĩa là những nước theo chính thể cộng hòa dân chủ được đặc trưng bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại diện của mình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp