Câu hỏi: Hình thức đấu tranh của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam là:
A. Đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.
B. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
Bạn đang xem: Hình thức đấu tranh của phong trào đồng khởi
C. Đấu tranh hòa bình chính trị.
D. Kết hợp đấu tranh chính trị với khởi nghĩa giành chính quyền.
Xem thêm : Giấy chứng sinh công chứng có thời hạn bao lâu?
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.
Hình thức đấu tranh của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam là đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.
Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A
Sau khi thiết lập được chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam, Mỹ-Diệm thi hành chính sách “tố Cộng, diệt Cộng”, Luật 10/59, lập “khu trù mật”, “khu dinh điền”, dồn dân vào các trại tập trung để đàn áp phong trào yêu nước, xóa bỏ các cơ sở cách mạng của nhân dân ta. Cách mạng miền Nam bị đẩy vào tình thế khó khăn chưa từng thấy. Hành động tàn bạo của kẻ thù đã thổi bùng ngọn lửa căm thù khắp hai miền Nam-Bắc. Các cuộc đấu tranh chống “tố Cộng, diệt Cộng”, đòi dân sinh, dân chủ, thống nhất Tổ quốc ở miền Nam diễn ra liên tục với số lượt người tham gia ngày càng tăng, làm lung lay chế độ độc tài, tay sai Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, do những khó khăn của miền Bắc sau giải phóng, cùng với xu thế “tâm lý hòa bình chủ nghĩa”, không muốn đối đầu với Mỹ của các nước lớn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa nên việc hoạch định đường lối cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn.
Xem thêm : Xử Nữ hợp với cung nào? Cô nàng Xử Nữ nên đeo trang sức gì để tình yêu nở rộ?
Tháng 01-1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định: Cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.
Ngày 17/1/1960, tiếng trống, tiếng mõ, tiếng thanh la hòa vào tiếng hô vang của nhân dân quật khởi từ tâm điểm Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh, loang nhanh ra toàn huyện Mỏ Cày; và như sóng thần lan rộng sang Minh Tân, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Châu Thành rồi tràn khắp Bến Tre ra Nam Bộ…
Đến cuối năm 1960, chính quyền tự quản của nhân dân được thành lập ở gần 1.400 xã, chiếm tỷ lệ hơn 50% số xã do chính quyền tay sai Sài Gòn dựng lên ở cơ sở. Vùng giải phóng hình thành và ngày càng mở rộng, nối liền từ Tây Nguyên đến miền Tây Nam Bộ và đồng bằng Liên khu 5. Chính sách “cải cách điền địa” của chính quyền tay sai bị thất bại, 2/3 số ruộng đất (khoảng 170.000ha) bị Mỹ và chính quyền Sài Gòn cướp, nay trở về tay nhân dân. Thắng lợi vĩ đại của phong trào Đồng khởi phá vỡ từng mảng lớn ở vùng nông thôn, “giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược Aixenhao, làm thất bại một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ” đã hao tiền, tốn của để dựng lên ở miền Nam Việt Nam.
Như vậy, hình thức đấu tranh của phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) ở miền Nam là đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp