Luật doanh nghiệp quy định chủ thể có thể thực hiện kinh doanh dưới nhiều hình thức và lựa chọn những loại hình kinh doanh khác nhau tùy thuộc và nhu cầu kinh doanh. Vậy bạn đã biết sự khác nhau giữa hộ kinh doanh và công ty là gì không? Cùng NewCA phân biệt hộ kinh doanh và công ty trong bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm hộ kinh doanh và công ty là gì?
Khái niệm hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh cá thể không phải là một loại hình doanh nghiệp và có thể được hiểu là một mô hình kinh doanh có quy mô cá nhân hoặc hộ gia đình, được thành lập dựa trên những điều kiện và trình tự, thủ tục được pháp luật quy định và hộ kinh doanh tự chịu trách nhiệm hoàn toàn với hoạt động kinh doanh của mình.
Bạn đang xem: Phân biệt hộ kinh doanh và công ty
Luật Doanh nghiệp năm 2020 không đưa ra định nghĩa cụ thể hộ kinh doanh là gì. Tuy nhiên, tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp thì hộ kinh doanh cá thể có thể do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Xem thêm : Tỉnh có mật độ dân số thấp nhất Việt Nam
Như vậy, hộ kinh doanh cá thể là do một tổ chức do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đã đủ độ tuổi theo quy định, có thể chịu trách nhiệm đầy đủ cho hành vi của mình hoặc một hộ gia đình làm chủ và chỉ được đăng ký kinh doanh dưới quy mô 10 người lao động và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.
Khái niệm công ty
Công ty là một tổ chức kinh tế liên kết giữa hai hay nhiều người (cá nhân hoặc pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lý. Trong đó, các bên có sự thỏa thuận với nhau về việc sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để thực hiện những mục tiêu chung.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì công ty bao gồm có Công ty TNHH, Công ty Hợp danh và công ty cổ phần.
Công ty có các đặc điểm chung như sau:
- Thành lập công ty phải có người đại diện làm thủ tục tại cơ quan nhà nước, nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi đó, công ty sẽ được công nhận, được pháp luật bảo vệ và chịu sự ràng buộc bởi các quy định của pháp luật liên quan;
- Mục đích thành lập các loại hình công ty đều là mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ để tạo ra lợi nhuận.
- Công ty có tính tổ chức, điều hành, cơ cấu nhân sự, trụ sở giao dịch, có tài sản riêng và có tư cách pháp nhân.
- Trách nhiệm của chủ sở hữu với công ty là trách nhiệm hữu hạn, nghĩa là chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn góp.
- Riêng đối với công ty cổ phần, cổ phần/ phần vốn góp có thể chuyển nhượng được.
Ưu điểm của hộ kinh doanh và công ty
Ưu điểm loại hình hộ kinh doanh
- So với công ty thì hộ kinh doanh có thủ tục thành lập tương đối đơn giản và không mất quá nhiều thời gian cũng như chi phí.
- Vì số lượng ít, chủ yếu là các thành viên trong cùng hộ gia đình nên quản lý dễ dàng.
- Không bị ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn ít hay nhiều, vậy nên hộ kinh doanh có khả năng quay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh.
- Hộ kinh doanh có thể đóng mức thuế khoán cố định theo hàng tháng do cơ quan thuế quyết định và lệ phí môn bài sẽ phụ thuộc vào doanh thu của từng năm mà không phát sinh bất kì chi phí nào.
Ưu điểm loại hình công ty
- Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân), có con dấu pháp nhân và được phép xuất hóa đơn đỏ.
- Không bị giới hạn về số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh.
- Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về phần tài sản đã góp vào công ty, chứ không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân).
- Khả năng huy động vốn cao hơn so với hộ kinh doanh vì công ty có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tăng khả năng đi vay các tổ chức tín dụng và số thành viên góp vốn cũng cao hơn so với hộ kinh doanh.
- Được phép mở rộng kinh doanh như mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.
- So với các mô hình kinh doanh khác thì công ty sẽ được ưu đãi hơn về vay vốn.
- Công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người sẽ chịu trách nhiệm theo pháp luật về một mảng nhất định.
Nhược điểm của hộ kinh doanh và công ty
Nhược điểm loại hình hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân.
- Chủ sở hữu hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Do đó mỗi một người chỉ được phép thành lập một hộ kinh doanh duy nhất, muốn thành lập hay muốn tham gia góp vốn hay thành lập công ty khi có nhu cầu thì phải giải thể hộ kinh doanh đang có.
- Hộ kinh doanh cá thể không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như công ty.
- Do quy mô nhỏ, ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong lần đầu hợp tác nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn từ bên ngoài hoặc trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Số lượng lao động của hộ kinh doanh cá thể bị giới hạn không quá 10 lao động.
- Hộ kinh doanh không được xuất hoá đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT), không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng nên nhiều khi sẽ hạn chế nguồn khách hàng đầu tư.
Nhược điểm loại hình công ty
- Thủ tục thành lập công ty phức tạp hơn, nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư.
- Công ty có cơ chế giám sát, quản lý nên loại hình công ty sẽ gặp ít nhiều khó khăn do quy mô lớn và phức tạp hơn hộ kinh doanh.
- Công ty có nghĩa vụ thuế nhiều hơn và phức tạp hơn khi phải đóng 04 loại thuế gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
- Thủ tục giải thể công ty cũng sẽ phức tạp và kéo dài hơn so với hộ kinh doanh.
Những điểm khác biệt cơ bản giữa hộ kinh doanh và công ty
Xem thêm : 10 món ngon nhất từ THỊT BĂM cho bữa cơm đậm đà, dậy vị
Cả công ty và hộ kinh doanh cá thể đều là những loại hình tổ chức kinh tế được thành lập theo những trình tự, thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật và đều có mục đích hoạt động là sinh lợi nhuận cho chủ sở hữu và các thành viên trong tổ chức.
Ngoài ra, công ty và hộ kinh doanh cá thể vẫn có những đặc điểm khác biệt như sau:
Tạm kết
Toàn bộ bài viết trên đây hy vọng đã làm rõ những thắc mắc của bạn đọc khi phân biệt hộ kinh doanh và công ty. Mỗi một loại hình đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Mong rằng bạn sẽ lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp với mục tiêu và định hướng của bản thân nhất.
Công Ty Cổ Phần NewCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp