Hộ chiếu Việt Nam đi được bao nhiêu nước không cần visa?

Hộ chiếu Việt Nam đi được bao nhiêu nước không cần visa?

Hộ chiếu là giấy tờ sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân (theo khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019).

Thị thực hay visa là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp, thể hiện sự cho phép người nước ngoài nhập cảnh.

Người nước ngoài khi đến một quốc gia khác thì phải được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó cho phép, tức phải xin visa.

Vì nhiều lý do như ngoại giao, do nguyên tắc có đi có lại, thu hút khách du lịch… hiện nay rất nhiều nước đã có các chính sách miễn visa, xin visa khi đến hoặc cấp visa điện tử cho công dân Việt Nam.

Hộ chiếu Việt Nam có thể nhập cảnh vào 54 quốc gia và vùng lãnh thổ mà không cần xin visa trước. Trong đó, một số nơi có thể áp dụng visa nhập cảnh tại sân bay (visa on arrival) hoặc visa điện tử (eTA ). Cụ thể:

Trường hợp

Quốc gia, vùng lãnh thổ

Miễn thị thực

Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Quần đảo Cook, Micronesia, Niue, Saint Vincent & Grenadines, Barbados, Haiti, Singapore, Brunei, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Ecuador, Panama, Dominica, Chile.

Chấp nhận visa on arrival

Madagascar, Guinea-Bissau, Kenya, Malawi, Mauritania, Mozambique, Mauritius, Namibia, quần đảo Palau, quần đảo Marshall, Samoa, Tuvalu, Iran, Kuwait, St Lucia, Maldives, đông Timor, Nepal, Tajikistan, Bolivia, quần đảo Cape Verde, quần đảo Comoro, Rwanda, Senegal, Seychelles, Sierra Leone, Somalia, Tanzania, Togo, Uganda, Zambia.

Chấp nhận eTA

Đảo Đài Loan (Trung Quốc), Sri Lanka.

– Miễn thị thực là chính sách của một quốc gia cho phép công dân từ một số quốc gia cụ thể nhập cảnh mà không cần xin visa trước khi đi.

Công dân từ các quốc gia được miễn thị thực có thể nhập cảnh vào đất nước đó chỉ bằng hộ chiếu và các điều kiện nhập cảnh cơ bản khác. Miễn thị thực thường áp dụng cho các liên minh khu vực, liên minh chính sách tự do hoặc các thỏa thuận đặc biệt giữa các quốc gia.

– Visa nhập cảnh sân bay (visa on arrival) là loại visa mà công dân nước ngoài có thể xin và nhận tại sân bay khi đến nơi. Thay vì phải xin visa từ đại sứ quán hoặc lãnh sự quán trước khi đi, người xin visa có thể làm thủ tục xin visa và thanh toán phí tại điểm nhập cảnh.

Visa điện tử (eTA) là loại visa điện tử mà công dân nước ngoài có thể xin trực tuyến trước khi đi du lịch, công tác. Thông thường, người xin visa điện tử chỉ cần điền đơn xin visa trực tuyến, nộp các tài liệu cần thiết và thanh toán phí qua hệ thống trực tuyến.

Sau khi được chấp thuận, họ sẽ nhận được một phiên bản điện tử của visa để in ra và mang theo khi đi du lịch. Visa điện tử giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người nhập cảnh vì không cần phải đến đại sứ quán hoặc lãnh sự quán để nộp hồ sơ xin visa.

Hộ chiếu Việt Nam đi được bao nhiêu nước không cần visa? (Ảnh minh họa)

Hộ chiếu Việt Nam có mấy loại? Giá trị thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 31/2023/TT-BCA và Điều 7 Luật Xuất nhập cảnh, hộ chiếu Việt Nam hiện nay có 04 loại với giá trị sử dụng như sau:

STT

Mẫu hộ chiếu

Thời hạn

1

Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG)

Có thời hạn từ 01 – 05 năm; được gia hạn 01 lần không quá 03 năm.

2

Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV)

3

Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT)

– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn.

– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn.

4

Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn, trang bìa màu đen (mẫu HCPT-RG)

Có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

Trên đây là thông tin về: Hộ chiếu Việt Nam đi được bao nhiêu nước không cần visa? Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được tư vấn.