Người bệnh được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án Người bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả cao nhất là hơn 3,9 tỷ đồng
- Cách cắm cành hoa mận tươi lâu trong suốt mùa Tết
- Hoa cúc trắng có ý nghĩa gì? Những điều bạn chưa biết về loài hoa này
- Cách trị chấy và trứng chấy tận gốc tại nhà để trẻ hết ngứa da đầu
- Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, nghỉ Lễ 30/4, 1/5; nghỉ Lễ Quốc khánh 2023
- Uống sữa tươi không đường hàng ngày có tốt không ? Nên uống bao nhiêu mỗi ngày ?
Luật Khám bệnh, chữa bệnh vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, Luật đã quy định cụ thể về quyền của người bệnh.
Bạn đang xem: Người bệnh có quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án
Trước hết, về quyền được khám bệnh, chữa bệnh, tại Điều 9 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: Người bệnh được thông tin, giải thích về tình trạng sức khỏe; phương pháp, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; được hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa tai biến; được khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp an toàn phù hợp với bệnh, tình trạng sức khỏe của mình và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Ảnh minh họa. Ảnh: HL
Xem thêm : Cách chọn quả thanh trà ngon mà chị em cần biết
Đồng thời, tại Điều 10 nêu rõ, người bệnh có quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh; được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội; không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; không bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
Người bệnh được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
Đáng quan tâm, theo Luật, người bệnh có quyền lựa chọn phương pháp khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 40 của Luật này; chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.
Người bệnh cũng có quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Cụ thể: Được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án và cung cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 69 của Luật này; được cung cấp và giải thích chi tiết về các khoản chi trả dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu.
Xem thêm : Facebook: Làm thế nào để biết được mình có bị hạn chế trên Facebook hay không?
Bên cạnh đó, người bệnh có quyền kiến nghị về tồn tại, bất cập, khó khăn, vướng mắc và vấn đề khác trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh và được bồi thường theo quy định tại Điều 102 của Luật này.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, cấm xâm phạm quyền của người bệnh; từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật này.
Cấm khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
Đồng thời, cấm kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh; cấm có hành vi nhũng nhiễu trong khám bệnh, chữa bệnh; kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp