Hồ sơ địa chính là gì?
Hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính, trích lục địa chính không chỉ là những thuật ngữ được người sử dụng đất và địa chính thường sử dụng mà còn được quy định rõ trong pháp luật đất đai.
Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT).
Bạn đang xem: Hồ sơ địa chính là gì? Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính
Thành phần hồ sơ địa chính gồm:
– Đối với địa phương đã xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính thì hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:
+ Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai.
+ Sổ địa chính.
+ Bản lưu Giấy chứng nhận.
– Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:
+ Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai, bản lưu Giấy chứng nhận lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có).
+ Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số.
+ Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy. Sổ theo dõi biến động đất đai dùng để ghi những biến động như chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; chuyển mục đích sử dụng đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng,…
Hồ sơ địa chính là gì? Hồ sơ địa chính có giá trị pháp lý như thế nào? (Ảnh minh họa)
Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính
Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính như sau:
Xem thêm : Tin tức
– Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.
* Quyền chung của người sử dụng đất gồm:
+ Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
+ Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
+ Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
+ Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
+ Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Ngoài ra, người sử dụng đất còn có các quyền như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện.
* Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
Bên cạnh những quyền được pháp luật đất đai quy định thì người sử dụng đất còn phải thực hiện những nghĩa vụ như:
+ Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định.
Xem thêm : Những nhà xe cho mang thú cưng
+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
+ Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất,…
– Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.
– Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.
– Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau:
+ Nếu đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận.
+ Nếu chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau:
. Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
. Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.
Kết luận: Quy định trên đây không chỉ giải thích rõ hồ sơ địa chính là gì mà còn nêu rõ giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
>> Thủ tục làm Sổ đỏ: 6 quy định phải biết khi làm Sổ đỏ
>> Các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi làm Sổ đỏ
>> Hàng xóm không ký giáp ranh có làm được Sổ đỏ?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp