QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỒ SƠ TÁCH THỬA

Khi thực hiện chuyển nhượng đất, tặng cho một thửa đất các bên có thể tự do chuyển nhượng, tách thửa được không? Hay là phải theo đúng quy trình cũng như những điều kiện cần có theo đúng quy định pháp luật.

Vậy, những quy định về hồ sơ tách thửa cùng các vấn đề pháp lý có liên quan là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw để hiểu rõ hơn nhé!

I. Quy định về hồ sơ tách thửa

Hồ sơ tách thửa bao gồm những quy định như và được điều chỉnh tại văn bản pháp luật hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

  • Luật đất đai 2013
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP

II. Điều kiện hồ sơ tách thửa

Khi chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất thì người sử dụng đất phải đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tách thửa cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:2 min(4)

  • Đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
  • Có Giấy chứng nhận.
  • Đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

III. Hồ sơ tách thửa cần những gì?

Căn cứ Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân muốn tiến hành tách thửa cần nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Như vậy, khi cá nhân, hộ gia đình muốn tiến hành tách thửa cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tách thửa theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

IV. Hướng dẫn thực hiện hồ sơ tách thửa

Khi tiến hành tách thửa cần chuẩn bị hồ sơ tách thửa và thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cá nhân, hộ gia đình muốn tách thửa cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp

Bước 2: Nộp hồ sơ

Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ theo quy định cá nhân, hộ gia đình có thể nộp hồ sơ tách thửa tại các cơ quan sau:

  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện).
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu địa phương chưa tổ chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung.
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả).

Bước 4: Giải quyết yêu cầu

Khi chuyển nhượng, tặng cho một phần của thửa đất hoặc là giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo hoặc do nhu cầu tách hộ gia đình thì văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách.
  • Thực hiện thủ tục đăng ký biến động đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền.
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 5: Trả kết quả

Sau khi hoàn tất mọi thủ tục và thực hiện theo các bước nêu trên kết quả phải trả cho người sử dụng đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

V. Những điều lưu ý khi làm hồ sơ tách thửa

Khi tiến hành làm hồ sơ tách thửa cần lưu ý một số điểm như sau để tránh những trường hợp không cần thiết xảy ra:

  • Thứ nhất: Về diện tích tách thửa

Khi muốn tiến hành tách thửa thì điều đầu tiên cần lưu ý đó là diện tích tối thiểu tách thửa được pháp luật quy định là bao nhiêu. Đồng thời còn tùy thuộc vào loại đất mà cá nhân, hộ gia đình tiến hành tách thửa là đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất sản xuất nông nghiệp….

  • Thứ hai: Căn cứ quy định pháp luật hiện hành

Tại thời điểm tách thửa phải dựa vào các Nghị định, Quyết định, Thông tư của cơ quan nhà nước ban hành có hiệu lực pháp luật chứ không thể dựa vào đất có nhà hay không có nhà để tiến hành tách thửa.

  • Thứ ba: Kiểm tra quy hoạch

Trường hợp thửa đất của cá nhân, hộ gia đình muốn tách thửa thuộc dự án quy hoạch phải thu hồi thì không thể thực hiện tách thửa. Cho nên cần phải kiểm tra quy hoạch.3 min(3)

​​​​​​​
  • Thứ tư: Thực hiện cơ sở hạ tầng theo đúng quy định của pháp luật.

Thửa đất mà cá nhân, hộ gia đình muốn tách thửa cần phải thực hiện đúng hạ tầng kỹ thuật theo quy định của nhà nước, phải đảm bảo phù hợp quy hoạch được duyệt và kết nối đồng bộ với hạ tầng khu vực.

  • Thứ năm: Đáp ứng đủ các điều kiện về tách thửa theo đúng quy định

Đặc biệt là thửa đất muốn tiến hành hồ sơ tách thửa phải có giấy chứng nhận, đất không có tranh chấp và đang trong thời hạn sử dụng đất.

VI. Đất không có đường đi có tách thửa được không

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 có quy định một điều khoản quyền về lối đi qua đồng thời căn cứ theo quy định của Luật đất đai 2013, nguyên tắc để tách thửa một lô đất là phải có đường đi cho các thửa bên trong, tức là phải làm 01 lối đi chung.

Nếu bất động sản không có lối đi ra đường công cộng thì cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Sổ đỏ sẽ phải kiểm tra, xem xét rồi mới tiến hành tách thửa để đảm bảo lợi ích cho người sử dụng đất.4 min(2)

Như vậy, đất không có đường đi có tách thửa được hay không phải do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Sổ đỏ kiểm tra, xem xét rồi mới có thể ra quyết định.

VII. Mua đất không tách thửa được cần làm gì?

Trước tiên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân không tách thửa được ở đây là gì?

Do chủ đất không tiến hành tách thửa hay do thửa đất không đáp ứng đủ điều kiện để tách thửa. Nhưng dù là trường hợp nào cũng thì có thể tiến hành làm thực hiện các bước như sau nhằm bảo đảm quyền lợi của bản thân:

Bước 1: Do chủ đất không đồng ý tiến hành tách thửa cần tiến hành thương lượng đàm phán với chủ đất.

Bước 2: Tiến hành lập vi bằng sau đó công chứng ủy quyền và làm hợp đồng mua bán bằng tay. Nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua khi có tranh chấp xảy ra.

Bước 3: Xây hàng rào, cột mốc và xây tạm nhà để tránh trường hợp bị lấn chiếm đất. Thường xuyên quay lại kiểm tra đất của mình.

Bước 4: Làm văn bản ngăn chặn giao dịch chuyển nhượng, mua bán nhà, đất đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Trong quá trình tìm hiểu cũng như những thắc mắc về hồ sơ tách thửa cùng các vấn đề pháp lý có liên quan là gì Quý khách hãy liên hệ với NPLaw. Chúng tôi luôn luôn lắng nghe và cung cấp dịch vụ pháp lý với chi phí hợp lý, nhanh chóng và đúng quy định của pháp luật. Nếu khách hàng cần tư vấn hoặc tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng gửi về email: legal@nplaw.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số: 0913 449968. NPLaw sẽ liên lạc với quý khách hàng ngay khi có yêu cầu.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP.Nha Trang, Khánh Hòa.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn