Đa số chúng ta chỉ biết đến cau như một sản phẩm của đời sống tín ngưỡng và văn hóa, tuy nhiên cau còn là một vị thuốc Đông y với khả năng chữa bệnh hiệu quả không ngờ.
- Tội phạm nguy hiểm nhất Ecuador tẩu thoát khỏi nhà tù
- Tìm hiểu khái niệm và cách đấu mạch điện 3 pha.
- Bữa sáng nhanh gọn với trứng gà khuấy nước sôi, dầu mè giúp tăng thị lực, bảo vệ gan
- Sinh 11 Bài 2: Lý Thuyết Vận Chuyển Các Chất Trong Cây Và Câu Hỏi Trắc Nghiệm
- Sinh học 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
1.Hoa cau
Bạn đang xem: Công dụng chữa bệnh của hoa cau
Trong Đông Y, hoa cau có vị ngọt, tính mát, bổ tim, gan, dạ dày , trị ho, thanh nhiệt , thông khí.
Theo những nghiên cứu của y học hiện đại, hoa cau có chứa vitamin A, C và chất xơ, do đó, cơ sở về việc hoa cau trị bệnh càng được chắc chắn.
· Công dụng của hoa cau
– Bổ tì, trị đầy bụng , khó tiêu: 4 lạng hoa cau cắt thành đoạn nhỏ, nỏ cuống, ngâm với nước muối, vớt ra để ráo. Lấy 2.5 lạng sườn chặt miếng, trần nước sôi, để ráo. Cho sườn và hoa cau vào nồi cùng 4 bát nước, đun to lửa cho đến khi sôi, vặn lửa nhỏ để chừng 30 phút, nêm muối cho vừa ăn.
– Trị hoa, đau tức ngực, tê đau khớp : 1 lạng hoa cau, hầm cùng thịt lợn, ăn như thức ăn bình thường.
Xem thêm : Cách xử lý đậu xanh bị mọt như thế hiệu quả
2.Hạt cau
Hạt cau trong Đông y được đánh giá là có khả năng tiêu tích, lợi thủy, thông khí, diệt khuẩn, trị tiêu chảy , sốt rét, tê phù.
Y học hiện đại chỉ ra rằng trong hạt cau có chứa tanin, alkaloid, giúp diệt giun rất hiệu quả.
· Công dụng của hạt cau
– Chữa sốt rét : Lấy 2g hạt cau, 1g thảo quả, 4g cát căn, 6g thường sơn. Sắc nước từ 600ml xuống còn 200ml, uống ba lần/ngày.
– Chữa đầy bụng, khó tiêu: 10g hạt cau sắc cùng 10g sơn tra, lấy nước uống.
– Chữa tê phù, kết đờm: 10g hạt cau, tán thành bột, pha với nước sôi hoặc hãm như hãm chè, uống nhiều lần trong ngày.
Xem thêm : Nhịn ăn 1 ngày giảm bao nhiêu kg?
– Chữa táo bón, tiểu dắt, đai dạ dày: 10g hạt cau, 10 g mạch tiền đông, sắc cùng nhau uống khi còn nóng.
– Chữa đau bụng, giun sán, ứa nước miếng trong: 80g hạt cau sắc với nước. Ăn một nắm hạt bí ngô rang chín trước bữa sáng, để 2 tiếng sau, uống nước sắc hạt cau.
– Chữa chứng tiểu tiện không thông của phụ nữ sau sinh: hạt cau già, hạt vông vang, hoạt thạch, hoa đào, lấy mỗi loại một lượng bằng nhau, nghiền thành bột, mỗi lần uống 8g hỗn hợp trên, pha với rượu.
3. Rễ cau
Sử dụng rễ trắng của cau, loại rễ non sẽ có tác dụng cường dương sinh tinh. Vị thuốc này tuy quen thuộc nhưng không phổ biến bởi rất ít người biết đến. Lấy 40 đến 60g rễ trắng của cau, sao vàng rồi sắc lấy nước uống.
Nguồn: Sưu tầm theo TPO
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp