Bạn đang tìm kiếm một loài hoa vừa có nhiều màu sắc rực rỡ lại vừa dễ chăm sóc để trang trí không gian sống thêm sinh động? Nếu bạn chưa có lựa chọn nào ưng ý thì hoa ngũ sắc chính là ý tưởng tuyệt vời cho khu vườn nhà bạn đó. Hãy cùng Greenvibes khám phá cách trồng hoa ngũ sắc thông qua bài viết ngay sau đây nhé!
- Bằng Lái Xe C Có Thời Hạn Bao Lâu? Nếu Hết Hạn Thì Sao?
- Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Ăn có sao không?
- CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÓ NGÀNH KIẾN TRÚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là gì? Vì sao nó tạo nên giá trị?
- Tổng hợp các dạng toán lớp 5 tỉ số phần trăm và hướng dẫn cách làm chi tiết
Thông tin hoa ngũ sắc
- Tên gọi khác: Cây hoa ngũ sắc, thơm ổi, cây trâm ổi, hoa tứ quý, ổi nho, cây mã anh đơn, cây trâm hôi, nhà khí mu (dân tộc Tày), cây trâm anh.
- Tên khoa học: Lantana camara L
- Họ cây: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)
- Điểm nổi bật: Hoa ngũ sắc có nhiều màu
- Nguồn gốc: Là loài cây bản đại của Trung Mỹ, thường mọc ở các khu đất trống, sườn đôi núi hoặc ven các bờ biển.
- Nơi sinh sống: Phát triển rất mạnh và dễ phát tán nhờ chim mang hạt giống đi rải khắp nơi.
Đặc điểm hình thái của hoa ngũ sắc
- Thân: Là cây bụi thân nhỏ có chiều cao từ 1 đến 2m, hoặc có thể thay đổi tùy theo người trồng và điều kiện sống. Thân cây hình vuông, có nhiều lông nháp và gai mọc quặp xuống dưới. Thân cây tỏa ra mùi hăng đặc trưng.
- Cành lá: Cây phân ra nhiều cành vươn dài, lá mọc đối nhau, màu xanh, thường có hình trái xoăn hoặc trái tim. Đầu lá nhọn, bề mặt xù xì, viền có răng cưa, mặt trên có lông ngắn cứng, mặt dưới lông mềm hơn, cuống lá ngắn, phía trên cuống có dìa.
- Hoa: Mọc thành chùm ở đầu cành hoặc đâm ra từ các kẽ lá. Một chùm hoa có nhiều màu sắc khác nhau như hồng cánh sen, trắng hoặc hồng phấn, đỏ, cam, vàng,…..
- Quả: Có dạng quả bạch hình cầu, quả chín có màu đen, bên ngoài xù xì, bên trong chứa 1 đến 2 hạt có vỏ cứng
Ý nghĩa của cây hoa ngũ sắc
- Thể hiện cho sự hài hòa và vẻ đẹp của cuộc sống như chúng ta phải luôn biết yêu thương, quý trọng những gì bản thân mình đang có.
- Biểu tượng của sức sống rất mãnh liệt, sự bền bỉ, ý chí kiên cường, bất khuất, cam chịu khó khăn, vượt qua thử thách của con người.
- Cây mang lại cho ta một luồng khí năng lượng tích cực, điều hòa vượng khí xung quanh nhà, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.
Cách trồng hoa ngũ sắc nở rộ quanh năm
Cách trồng hoa ngũ sắc là từ khóa mà nhiều người tìm kiếm trước khi chọn trồng loài cây này. Dưới đây là 4 yếu tố cơ bản mà bạn cần bỏ túi để có thể sở hữu vườn hoa sinh trưởng như ý.
Bạn đang xem: Cây Ngũ Sắc Zin 1.2m
Mùa trồng hoa ngũ sắc
Cần quan tâm điều gì nhất trong cách trồng hoa ngũ sắc? Nhắc đến hoa ngũ sắc là nhắc đến loài cây dễ sống, có thể trồng quanh năm và được chọn trồng khá phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế trồng hoa ngũ sắc vào mùa đông vì cây chịu lạnh kém nên sau khi trồng cây dễ phát triển chậm hoặc thậm chí là chết. Tốt nhất, bạn nên trồng cây vào mùa xuân và thời điểm đầu mùa mưa để tiết kiệm công sức cũng như thời gian vun trồng.
Đất trồng hoa ngũ sắc
Yêu cầu về đất trồng không quá khắt khe trong cẩm nang cách trồng hoa ngũ sắc. Cây có khả năng thích ứng tốt với nhiều loại đất khác nhau bao gồm: đất bạc màu, đất cát sỏi, … Nhưng yếu tố để cây sinh trưởng và phát triển tốt, có tuổi thọ cao, nở hoa quanh năm đó là bạn nên chọn đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, đất có tầng canh tác dày và đảm bảo thoát nước tốt.
Chuẩn bị giống hoa ngũ sắc
Xem thêm : Phân tích bài thơ Vội vàng trong tập Thơ thơ (1938) của Xuân Diệu – Lớp 11
Dân gian thường nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên phương pháp gieo hạt được sử dụng phổ biến hơn. Mục đích là tạo ra gốc cây hoa ngũ sắc tốt để cây sinh trưởng khỏe mạnh và sống lâu hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng cây ngũ sắc làm gốc để ghép các màu sắc khác nhau tạo thành cây bonsai đẹp.
Trên thị trường hiện nay phân phối rất nhiều gốc ghép hoa ngũ sắc với kích thước, phôi giống đa dạng. Tùy vào sở thích, mục đích gieo trồng mà bạn có thể chọn mua cây giống thích hợp. Bạn nên lựa chọn đơn vị cung cấp giống sao cho uy tín, chất lượng, đảm bảo giống tốt và có tỷ lệ cây sống sau khi trồng cao.
Quy trình trồng hoa ngũ sắc
Trồng hoa ngũ sắc tốt nhất là nên trồng cây trực tiếp xuống đất để cây có khả năng phát triển tốt, bền cây và tốn ít công chăm sóc. Ngoài ra, người yêu cây có thể chọn trồng trong chậu với kích cỡ khác nhau để dễ chăm sóc.
- Đối với việc trồng trực tiếp cây xuống đất, bạn cần đào hố trước khi trồng ít nhất khoảng 20 ngày. Kích thước hố đất sẽ tùy thuộc vào kích cỡ của bầu giống cây. Đảm bảo sao cho kích thước hố to hơn kích thước bầu đất từ 10 – 15 cm, trong đó, chiều sâu hố đất phải ít nhất 25 cm.
- Sau khi đào đất xong, bạn nên tiến hành bón lót phân chuồng. Lựa chọn phân chuồng hoai mục từ 2 – 3 kg và trộn với 0,5 kg vôi bột. Bón lót xong, tiến hành lấp đất xuống hố, lưu ý nên để lớp đất trên lấp trước, lớp đất dưới phủ lên bên trên.
- Thời điểm nên trồng cây hoa ngũ sắc sau khi đã chuẩn bị hố trồng cần trước 20 ngày. Cơi hố nhỏ gần bằng bầu cây giống nằm ở trung tâm hố đã đào. Cắt túi nilon bầu cẩn thận, tránh làm tổn thương cho rễ cây. Sau đó tiến hành lấp đất đến miệng bầu và ấn nhẹ bầu để cố định cây.
- Lưu ý, cần đảm bảo sau khi trồng, vị trí trồng cây không bị đọng nước dễ gây chết cây. Trồng xong, bạn nên nhớ tưới nước cho cây để cây nhanh bén rễ.
- Nếu trồng cây ngũ sắc trong chậu, bạn nên cho giá thể vào chậu và cây giống nằm giữa chậu. Bổ sung giá thể sao cho vừa miệng bầu là được. Sau đó tưới nước cấp ẩm cho cây.
>>> Xem thêm: Các loại cây cảnh có hoa đẹp khác
Lưu ý khi trồng hoa ngũ sắc
Sau khi đã nắm rõ cách trồng hoa ngũ sắc thì sau đây Greenvibes xin chia sẻ đến bạn một số lưu ý về cách chăm sóc loài cây này. Bạn nên tham khảo kỹ để chăm sóc hoa ngũ sắc sinh trưởng tốt và nở rộ bốn mùa nhé!
- Khi trồng hoa ngũ sắc khoảng 2-3 năm, bạn nên chuyển cây sang một môi trường mới để tránh tình trạng cây cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
- Loại bỏ một số loại cành và rễ yếu trước khi tiến hành trồng cây vào môi trường mới, tạo điều kiện để cây có đủ khả năng sinh trưởng trong môi trường mới.
- Cây ngũ sắc phát triển thành lá gây rối mắt mỗi khi nhìn vào. Vì vậy, bạn nên thường xuyên bỏ những cành kém phát triển, nhặt bớt lá già, tạo sự thông thoáng cho cây, giảm thiểu sâu bệnh sinh sôi và giúp cây ra hoa nhiều hơn.
Cách chăm sóc hoa ngũ sắc đúng cách
Xem thêm : Mua xe máy cũ có đổi biển được không?
Ngoài việc am hiểu cách trồng cây hoa ngũ sắc, bạn cũng cần nắm rõ cách chăm sóc loài cây này để chúng sinh trưởng ổn định nhé!
Ánh sáng
Cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít nhất 4 tiếng/ngày. Khi đảm bảo điều kiện này, cây sẽ được quang hợp và phát triển tốt nhất, nở hoa quanh năm.
Tưới nước
Chế độ nước tưới cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình chăm sóc cây. Là cây ưa ẩm, không chịu úng, bạn nên duy trì cấp ẩm cho đất từ 70-75% trong suốt quá trình trồng. Nếu bạn trồng ngoài đất vườn, nên chú ý tưới 2-3 ngày/lần. Còn nếu trồng chậu thì ngày tưới 1-2 lần.
Lưu ý, nếu thời tiết thay đổi, gây nắng nóng, khô hanh bạn cần tăng số lần tưới cây sao cho phù hợp.
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin xoay quanh về hoa ngũ sắc mà Greenvibes chia sẻ. Hy vọng với những gì chúng tôi truyền tải, bạn đọc sẽ nắm rõ hơn về cách trồng cũng như cách chăm sóc cây. Từ đó, sở hữu cho mình một chậu cây ngũ sắc như ý!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp