Bài thơ: Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc chia sẻ chi tiết dưới đây giúp các em nắm được những thông tin chính về tác giả tác phẩm bài Ngắm trăng. Tài liệu giúp các bạn củng cố kiến thức, dễ dàng triển khai các đề văn liên quan tác phẩm.
- 5 cách tẩy tế bào chết toàn thân bằng đường giúp da sáng, mịn màng
- Rằm tháng 7 là ngày gì?Có phải là ngày Lễ Vu Lan hay Xá tội vong nhân không
- Áo màu xanh rêu kết hợp với quần màu gì đẹp? Bí quyết mix đồ siêu cool với màu xanh rêu
- Mách bạn 25 món quà 20/11 tặng thầy giáo vừa chân thành vừa ý nghĩa
- Hướng dẫn đặt lịch tại AiHealth để khám sức khỏe thẻ xanh ở quận 1
Bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
Nội dung bài thơ Ngắm trăng
Bạn đang xem: Bài thơ: Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
Phiên âm
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà?Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch nghĩa
Trong tù không rượu cũng không hoa,Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Dịch thơ
Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh
1. Tiểu sử tác giả Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Gia đình: Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan.
Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).
Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
Trong sự nghiệp hoạt động Cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay đổi tên gọi của mình nhiều lần. Trong đó có những cái tên tiêu biểu phải kể đến như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh,… đây cũng là những cái tên gắn với nhiều tác phẩm tiêu biểu, nổi tiếng trong sự nghiệp văn học của Người.
2. Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
a. Quan điểm sáng tác
Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện thực đời sống, và phải giữ tình cảm chân thật; nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Điều nay được thể hiện rất rõ trong cả lối sống và văn chương của Người.
Hồ Chí Minh đã sáng tác được nhiều tác phẩm văn chương có giá trị. Trong đó có những áng văn chính luận giàu sức sống thực tế, sắc sảo về chính kiến và ý tưởng những truyện ngắn độc đáo và hiện đại, hàng trăm bài thơ giàu tình người, tình đời.
b. Phong cách nghệ thuật
Những tác phẩm của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng và thống nhất, kết hợp sâu sắc mà nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Dù sáng tác bằng thể loại nào thì tác phẩm của Người đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn, có giá trị bền vững.
Là người có vốn hiểu biết sâu rộng, uyên thâm, nhiều tác phẩm của Người không những mang ý nghĩa sâu xa mà còn mang giá trị nghệ thuật to lớn. Không chỉ thành công ở một đề tài hay một thể loại văn học đặc thù nào, Hồ Chí Minh có rất nhiều tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật thuộc những thể loại khác nhau mà những tác giả khác khó mà có được.
II. Đôi nét về bài thơ Ngắm trăng
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Nhật kí trong tù là một tập nhật kí bằng thơ, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt.
– Bác viết Nhật kí trong tù cho khuây khỏa nhưng lại trở thành bức chân dung tự họa tinh thần của Bác, một người tù vĩ đại, có tâm hồn cao đẹp, có ý chí phi thường và có tài năng nghệ thuật.
– Nhật kí trong tù là viên ngọc quý của văn học Việt Nam.
– Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập “Nhật kí trong tù” được Bác sáng tác trong thời gian Người bị bắt giam và giải qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Xem thêm : Có nên ăn nấm khi mang thai?
2. Bố cục
– Phần 1: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.
– Phần 2: 2 câu sau: Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng.
3. Ý nghĩa nhan đề
Vọng nguyệt là một thi đề trong thơ xưa. Thi nhân gặp trăng đẹp thì làm thơ, có rượu có hoa thì càng hoàn mĩ. Chỉ ngắm trăng khi tâm hồn thư thái thảnh thơi.
4. Giá trị nội dung
Bài thơ kể về việc Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày. Thế nhưng tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng, cả hai đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Bài thơ cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
5. Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
– Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị.
– Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ.
– Ngôn ngữ lãng mạn.
– Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành.
III. Dàn ý phân tích bài thơ Ngắm trăng
I/ Mở bài
– Vài nét về tác giả Hồ Chí Minh với tư cách là một người nghệ sĩ
– Ngắm trăng là bài thơ thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày
II/ Thân bài
1. 2 câu thơ đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của thi sĩ
– Đây là hai câu thơ thất ngôn trong bài thơ tứ tuyệt
– Cách ngắt nhịp: 4/3
– Luật: bằng (chữ thứ 2 của câu thứ nhất)
– “Trong tù không rượu cũng không hoa”: Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong tù
+ Điệp từ “không” thể hiện sự thiếu thốn
⇒ Việc kể ra hoàn cảnh ngay trong câu thơ đầu không hải nhằm mục đích kêu than hay kể khổ mà để lí giải cho tâm trạng băn khoăn “nại nhược hà?” sau đó của người thi sĩ
– Trước sự khó khăn thiếu thốn ấy Bác vẫn hướng tới trăng bởi Người yêu trăng và có sự lạc quan hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua cảnh ngộ ngặt nghèo
– “Khó hững hờ” – trước cảnh đẹp đẽ trong lành không thể nào hững hờ, không thể bỏ lỡ
Xem thêm : Thành phần biệt lập là gì? Ví dụ về các thành phần biệt lập
⇒ Người luôn vượt qua khó khăn hướng tới ánh sáng, vẫn luôn xốn xang trước cái đẹp dù cho trong hoàn cảnh nào
2. 2 câu thơ cuối: Sự giao hòa giữa người nghệ sĩ và trăng
– “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt”: Người và trăng đối nhau qua khung cửa nhà tù ⇒ bộc lộ chất thép trong tâm hồn, vẫn bất chấp song sắt trước mặt để ngắm trăng
– Nhân hóa “nguyệt tòng song khích khán thi gia”- thể hiện trăng cũng giống như con người, cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ ⇒ Một sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng
⇒ Nghệ thuật hết sức cân chỉnh ⇒ Sức mạnh tinh thần kì diệu, phong thái ung dung của người chiến sĩ Cách mạng
⇒ Đặc điểm thơ Đường là chọn miêu tả những khoảnh khắc dồn nén của đời sống, đó thường sẽ là những khoảnh khắc đặc biệt trong cả tâm trạng và bên ngoài hiện thực. Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, thể hiện cốt cách thanh cao vượt khỏi tù đầy hướng về tương lai tốt đẹp
III/ Kết bài
– Giá trị nghệ thuật làm nên thành công của văn bản.
– Bài thơ cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt cách thanh cao của người chiến sĩ cách mạng
IV. Dàn ý cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác phẩm “ngắm trăng”- Nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù”.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:+ Trong những năm 1942 -1943 khi Bác Hồ bị bắt giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch.+ Là một trong hai mươi bài thơ thuộc tập “Nhật ký trong tù”.
* Nội dung bài thơ:
+ Ghi lại bức tranh hiện thực trong tù của Người+ Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng mãnh liệt của Bác+ Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu tự do.
* Phân tích bài thơ:
– Hai câu đầu: Bức tranh hiện thực, hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt+ Người xưa “vọng nguyệt”: phải có rượu, có hoa, có bầu bạn với Hoàn cảnh của Bác: Trong ngục, không có gì (không rượu không hoa).→ Hoàn cảnh chật hẹp, thiếu thốn.+ “Ngục trung”: Hoàn cảnh tù đày+ Câu thơ là lời giãi bày của Bác với vầng trăng tri kỉ.+ Điệp từ “vô”: Cho thấy sự thiếu thốn mọi bề, chỉ có xiềng xích, gông cùm.
– Câu hai: Cảm xúc của Bác trước cảnh vật: Xốn xang, bồi hồi, lại bối rối, rạo rực.+ Sự rung động mạnh mẽ của tâm hồn thi nhân dù chỉ có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng qua song sắt nhà tù.+ Cảnh đêm quá đẹp, tâm hồn nhạy cảm của Bác đã rung động trước vẻ đẹp của vầng trăng đêm nay.+ Vầng trăng tự do trôi giữa trời → Gợi cảm hứng thi nhân, vừa gợi lên khát vọng tự do trong Bác
– Hai câu sau:+ Hoàn cảnh buộc Người chỉ có thể thưởng trăng qua khung cửa sổ.+ Khung cửa bé – Cảm xúc dạt dào+ Câu thơ thứ ba: Trăng là vẻ đẹp con người hướng đến.+ Tư thế ngắm trăng: Lặng im, cái nhìn tha thiết, đầy cảm xúc, trút hết tình cảm qua cái nhìn.+ Câu thứ tư: Nhân hóa “trăng” như con người: Đáp lại cái nhìn của thi nhân, cảm thông, xót xa trước hoàn cảnh của thi nhân.+ Sự hoán đổi người nhìn: con người biến thành chủ thể tỏa sáng→ Trăng và con người sóng đôi. Hai cái đẹp song song, tỏa sáng cộng hưởng → Tù ngục trở thành nơi gặp gỡ của cái đẹp.+ Sự tĩnh lặng của không gian làm nổi bật tâm trạng xao xuyến của Bác+ Mở đầu là “ngục trung”, kết thúc “thi gia” → Nhà tù không có tù nhân, chỉ có thi nhân → Bản lĩnh hơn người của Bác: Đứng cao hơn hoàn cảnh.
* Kết luận chung:
+ Thể thơ thất ngôn ngắn gọn hàm súc+ Tinh thần lạc quan, ung dung trước hoàn cảnh khó khăn của Bác.
3. Kết bài
– Bài học về thái độ sống, quan điểm sống, tấm lòng yêu thiên nhiên Bác muốn gửi gắm.
Như vậy là VnDoc đã chia sẻ xong Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm Ngắm trăng (Hồ Chí Minh). Nội dung sẽ giúp các em hiểu hơn về tác phẩm cũng như hệ thống lại kiến thức của tác phẩm từ đó các em phát triển thêm nhiều ý cho bài văn của mình. Chúc các em học tốt và thường xuyên tương tác với VnDoc để nhận nhiều tài liệu hay bổ ích khác nhé
- Soạn Văn 8: Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
- Hãy làm sáng tỏ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung lạc quan của Bác trong bài thơ Ngắm Trăng
- Cảm nhận về bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh
………………………………..
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Bài thơ: Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp