Để hiểu rõ hơn về một tác phẩm văn học và có thêm thông tin hữu ich trong việc phân tích tác phẩm, chúng ta cần tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm bởi hoàn cảnh sáng tác là thời điểm, bối cảnh sáng tác của một tác phẩm văn học, hoàn cảnh sáng tác không chỉ xác định thời gian sáng tác mà qua đó ta có thể xác định được giá trị nội dung, đối tượng mà tác phẩm phản ánh cũng như những tư tưởng, quan niệm mà nhà văn, nhà thơ muốn gửi gắm qua tác phẩm ấy.
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến để giúp các bạn học sinh thêm hiểu, có thông tin khi phân tích tác phẩm này.
Bạn đang xem: Hoàn cảnh sáng tác Tây Tiến
Giới thiệu về Quang Dũng
Thứ nhất: Về cuộc đời
Quang Dũng (1921 – 1988) có tên khai sinh là Bùi Đình Diệm.
Quê quán: làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Trước năm 1945 Quang Dũng dạy học ở Sơn Tây, Hà Nội. Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam vào ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu, sau năm 1954 ông làm biên tập ở Nhà xuất bản Văn học.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Quang Dũng là thế hệ thơ tài năng, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
Thứ hai: Về sự nghiệp
Quang Dũng là thế hệ thơ tài năng, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông vẽ tranh, sáng tác nhạc, viết văn xuôi nhưng trước hết là một nhà thơ.
Trước năm 1945, Quang Dũng đã làm thơ, nhưng thơ ông thực sự được biết đến rộng rãi là từ bài thơ Tây Tiến (1948) và một số bài khác viết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Xem thêm : 10 món ngon và bổ dưỡng từ cá hồi
Phong cách sáng tác: Một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
Tác phẩm chính: Mấy đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988).
Tây Tiến được sáng tác năm nào?
Quang Dũng là nhà thơ tài hoa tinh thông nhiều lĩnh vực nghệ thuật nhưng nổi bật hơn cả là thơ ca. Thơ ông thể hiện cái tôi hào hoa thanh lịch, giàu chất lãng mạn. Nhắc đến Quang Dũng ta không thể quên “Tây Tiến” một thi phẩm đặc sắc trong đời thơ của ông. Bài thơ có hoàn cảnh ra đời dưới đây:
Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, Quang Dũng gia nhập bộ đội. Năm 1947, ông tham gia đoàn quân Tây Tiến với chức vụ đại đội trưởng.
Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, địa bàn hoạt động suốt miền núi Tây Bắc từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa cho tới miền Tây Thanh Hoá. Ngày ấy nơi đây còn rất hoang vu, hiểm trở, núi cao sông sâu.
Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến năm ấy chủ yếu là học sinh, trí thức ra đi từ những mái trường, từ phố phường Hà Nội chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, chết vì sốt rét nhiều hơn là vì súng đạn. Tuy vậy, các anh vẫn phơi phới tinh thần lạc quan anh hùng.
Người lính mang trong mình sự trẻ trung khoẻ khoắn, hào hoa, thanh lịch. Ở họ vừa cháy bỏng lí tưởng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” vừa mang trong mình nét lãng mạn mộng mơ. Nét độc đáo này của người lính “Tây Tiến” đã thực sự làm hồn thơ Quang Dũng rung động.
Cuối năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, khi dự hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ trong những tháng năm ở miền biên cương Tây Bắc. Những ngày tháng gian khổ mà hào hùng ấy đã rung lên những dây tơ xúc cảm trong tâm hồn nhà thơ viết nên bài thơ “Tây Tiến”. Bài thơ ban đầu có tựa đề “Nhớ Tây Tiến” in trong tập thơ “Mây Đầu Ô”.
Ý nghĩa nhan đề Tây Tiến
Tây Tiến chỉ tên một đơn vị bộ đội.
– Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả bỏ từ “nhớ” thành Tây Tiến.
+ Không làm lộ ý nỗi nhớ của Quang Dũng về Tây Tiến, giúp cho nhan đề cô đọng, hàm súc hơn.
Xem thêm : Lịch khai giảng 63 tỉnh thành 2022 – 2023
+ Làm tăng khả năng bao trùm nỗi nhớ. Nhớ Tây Tiến tức là chỉ nói đến nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến trong khi ở đây, thông qua nỗi nhớ Tây Tiến, nhà thơ còn gửi gắm về nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Tây Bắc. Như vậy là chưa bao quát được hết ý nghĩa nội dung nỗi nhớ, quá hẹp so với ý nghĩa mà Quang Dũng muốn chuyển tải.
Bố cục và các giá trị bài thơ Tây Tiến
Thứ nhất: Về bố cục
– Phần 1 (14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
– Phần 2 (8 câu tiếp theo): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
– Phần 3 (8 câu tiếp theo): Chân dung người lính Tây Tiến.
– Phần 4 (còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
Thứ hai: Về giá trị nội dung
Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.
Thứ ba: Về giá trị nghệ thuật
– Cảm hứng và bút pháp lãng mạn
– Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt..
– Kết hợp chất nhạc và chất họa
Trên đây là những thông tin chúng tôi tổng hợp và gửi tới Quý độc giả về hoàn cảnh sáng tác Tây Tiến nói riêng và tìm hiểu về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng nói chung, mong rằng qua những chia sẻ này, các bạn học sinh có định hướng tốt để tìm hiểu về bài thơ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp