Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 (có đáp án): Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Câu 1. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước
A. Đức, Liên Xô, Anh B. Đức, Italia, Nhật Bản
C. Italia, Hunggari, Áo D. Mĩ, Liên Xô, Anh
Câu 2. Phe “Trục” được hình thành trong những năm 30 của thế kỉ XX thực chất là
A. liên minh của các nước thực dân.
B. liên minh của các nước tư bản dân chủ.
C. liên minh của các nước phát xít.
D. liên minh của các nước thuộc địa.
Câu 3. Hoạt động chủ yếu của các nước trong phe “Trục” trong những năm 30 của thế kỉ XX là
A. mở rộng các hoạt động kinh tế, thương mại với các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ.
B. đấu tranh cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản quốc tế.
C. phát xít hóa tất cả các thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.
D. tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực.
Câu 4. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ có thái độ nhượng bộ các nước phát xít, do
A. sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít
B. lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô
C. lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản
D. cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít
Câu 5. Đạo luật trung lập (8-1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách
A. không can thiệp vào tình hình các nước phát xít
B. không can thiệp vào các sự kiện ở châu Âu
C. không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ
D. không can thiệp vào cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít
Xem thêm : Nữ sinh năm 2003 hợp tuổi gì để cưới chồng mua nhà?
Câu 6. Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức
B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ
C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít
D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Câu 7. Tại Hội nghị Muyních (Đức), Anh và Pháp đã có động thái như thế nào?
A. Kiên quyết bảo vệ vùng Xuyđét của Tiệp Khắc
B. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho đức vùng Xuyđét của Tiệp Khắc
C. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô
D. Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia.
Câu 8. Sự kiện khởi đầu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là
A. quân đội Đức tấn công Ba Lan
B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức
C. Đức tấn công Anh, Pháp
D. Đức tấn công Liên Xô
Câu 9. Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, tháng 8/1939, Chính phủ Liên Xô đã
A. kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau
B. chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít
C. liên minh với Đức nhằm chống lại Anh, Pháp
D. đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức
Câu 10. Tại sao Đức kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?
A. Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô
B. Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô
Xem thêm : Top 11 cung đường đèo hiểm trở nhất Việt Nam
C. Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận
D. Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức
Câu 11. Năm 1938, Hít-le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính quốc gia nào?
A. Ba Lan. B. Áo.
C. Phần Lan. D. Tiệp Khắc.
Câu 12. Tháng 6 – 1941, phát xít Đức quyết định tấn công Liên Xô vì
A. Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực
B. các nước Anh, Pháp và hầu hết châu Âu đã đầu hàng
C. quân Đức đã thống trị phần lớn châu Âu, có đủ điều kiện tấn công Liên Xô
D. thực hiện cam kết với Anh, Pháp về việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản
Câu 13. Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô?
A. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài
B. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận
C. Kế hoạc vừa đánh vừa đàm phán
D. Kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng”
Câu 14. Trận đánh nào sau đây đã chuyển Hồng quân Liên Xô từ thế phòng thủ sang tấn công trên mọi mặt trận?
A. Trận Mátxcơva B. Trận Cuốcxcơ
C. Trận Xtalingrát D. Trận công phá Béclin
Câu 15. Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. phát xít Đức tấn công Liên Xô
B. liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen
C. chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Xtalingrát
D. Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ của Mĩ ở Trân Châu Cảng
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) (phần 3)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945) (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945) (phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945) (phần 3)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873) (phần 1)
Săn SALE shopee Tết:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp