Quyền hạn, trách nhiệm của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh (Hình từ internet)
Bạn đang xem: Quyền hạn, trách nhiệm của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
1. Chức năng, nhiệm vụ của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
– Đào tạo trình độ cao về lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố Hồ Chí Minh theo chức năng nhiệm vụ của quy định đối với trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Được đào tạo, cấp văn bằng trình độ đại học, sau đại học theo quy định của pháp luật.
– Bồi dưỡng về lý luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước.
– Thực hiện triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ; nghiên cứu và tư vấn về chính sách cho các cấp quản lý của Thành phố.
Xem thêm : Quặng Sắt Được Sử Dụng Để Làm Gì?
– Hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước.
(Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2015)
2. Quyền hạn, trách nhiệm của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Học viện được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, tổ chức nhân sự, cụ thể:
– Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển Học viện phù hợp với nhiệm vụ do Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố giao.
– Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; tổ chức tuyển sinh; tổ chức quá trình đào tạo; công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
– Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu, giáo dục, hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất và việc làm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội.
– Thực hiện sự nghiệp khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư phát triển khoa học, công nghệ; đăng ký tham gia tuyển chọn ký kết và thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ góp phần xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh và của đất nước.
Xem thêm : Bia Tiger giá bao nhiêu tiền một thùng hiện nay?
– Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng và công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của nhà nước và xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ.
– Nhận viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để bổ sung nguồn tài chính; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học, công nghệ; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế (nếu có) để đầu tư mở rộng hoạt động đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất; tài trợ, thực hiện chính sách ưu đãi đối với con, em gia đình thuộc diện chính sách, các hoạt động xã hội nhân đạo từ thiện.
– Tổ chức bộ máy, tuyển dụng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên, thành lập và giải thể các tổ chức trực thuộc Học viện theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai, trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học, công nghệ và hoạt động tài chính.
– Thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp và các cơ quan cấp trên về việc hoạt động của Học viện theo quy định.
– Các quyền hạn và trách nhiệm khác theo sự phân công, phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.
(Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2015)
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp