Học viện khác gì với đại học là thắc mắc của rất nhiều học sinh đang trong thời gian định hướng cho bản thân sau khi tốt nghiệp cấp 3. Hai khái niệm này nghe rất quen thuộc, nhưng liệu bạn đã biết chính xác định quy mô và bằng cấp từ 2 hình thức học này không. Bài viết dưới đây Seoul Academy sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về học viện và đại học.
Để biết được học viện khác gì với đại học. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm của học viện và đại học.
Bạn đang xem: Học viện là gì? Học viện khác gì với đại học?
Bậc học Đại học là gì?
Đại học được hiểu là bậc học cao nhất sau bậc trung học. Đây là cơ sở nghiên cứu và đào tạo nhiều ngành được cơ cấu theo đúng pháp luật. Các cơ cấu đều hướng đến mục tiêu, sứ mệnh và nhiệm vụ chung của toàn quốc. Đến với đại học, học sinh sẽ được tiếp cận với những kiến thức chuyên ngành, liên quan đến ngành nghề tương lai của học sinh.
Học sinh lên bậc đại học được gọi là sinh viên. Và các môn học sẽ được học theo tín chỉ. Sinh viên hoàn thành khóa học đại học sau khi hoàn thành tất cả các tín chỉ được yêu cầu bởi ngành học.
Học viện là gì?
Học viện cũng là đơn vị giảng dạy, nghiên cứu có cấp bậc cao hơn và tiếp nối trung học phổ thông. Học viện chuyên về nghiên cứu và giảng dạy. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu sẽ nhiều và sâu hơn.
Học sinh đăng ký các đơn vị học viện sẽ được lựa chọn và chia ngành nghề theo tín chỉ. Thời gian học tại học viện sẽ kéo dài ít nhất 4 năm tùy ngành nghề đào tạo. Và học sinh học trong học viện cũng được gọi là sinh viên.
Điểm giống và khác nhau giữa Đại học và học viện
Học viện và đại học có chương trình đào tạo khác nhau. Bên cạnh đó, hai đơn vị này cũng có các đặc điểm khác nhau có thể dễ phân biệt. Đi sâu hơn vào nghiên cứu sự khác nhau giữa học viện và đại học, ta có thể rút ra các yếu tố:
Điểm giống giữa Đại Học và học viện
Giáo dục là nhân tố, vũ khí mạnh mẽ nhất giúp bạn thay đổi và phát triển bản thân. Và chỉ có học tập, trau dồi kiến thức mới giúp con người được trở nên tốt hơn. Ngoài các yếu tố khác nhau căn bản giúp chúng ta có thể hiểu rõ và phân biệt học viện và đại học. Giữa 2 cơ quan này vẫn có điểm tương đồng:
- Bằng cấp giữa bằng đại học và bằng học viện là tương tự và như nhau. Cả 2 đều do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định, ký, đóng dấu. Đặc biệt cả 2 tấm bằng đều có giá trị ngang nhau, hiệu lực trên toàn quốc và có giá trị vĩnh viễn. Khi xin việc, các nhà tuyển dụng sẽ không phân biệt bằng đại học và bằng học viện. Sinh viên tốt nghiệp đại học hay học viện đều được gọi là cử nhân.
- Cả hai đơn vị là học viện và đại học đều yêu cầu sinh viên phải tốt nghiệp trung học phổ thông và điểm đầu vào phải đạt hoặc hơn điểm chuẩn xét tuyển của ngành.
Điểm khác biệt của Đại học và học viện
- Đại học là đơn vị đào tạo và nghiên cứu. Thế nhưng, đại học lại dành nhiều thời gian trong việc truyền tải kiến thức, giảng dạy. Trong khi đó, học viện lại là nơi sinh viên có nhiều thời gian để nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực mà mình đang học. Đây cũng chính là lý do học viện có ít chuyên ngành hơn so với đại học. Và hầu hết những sinh viên tốt nghiệp học viện đều đi theo ngành nghiên cứu.
- Thời gian đào tạo giữa học viện và đại học cũng khác nhau. Học viện có thời gian đào tạo dài hơn so với đại học. Nhiều ngành nghề cần nghiên cứu sâu và buộc sinh viên phải học lên thạc sĩ, tiến sĩ. Một số ngành nghề thuộc học viện cần phải kéo dài thời gian học để đáp ứng nhu cầu về kiến thức và dài hơn so với đại học.
- Trong chương trình học, sinh viên đại học thường sẽ tiếp cận cả kiến thức và thực hành. Hầu hết các kiến thức thường sẽ không chuyên sâu và buộc sinh viên phải tìm hiểu thông qua các hoạt động, thực tập bên ngoài. Trong khi đó, tại học viện, sinh viên sẽ tiếp cận với lượng kiến thức rộng, sâu và rất nặng, mang tính lý thuyết cao hơn thực hành. Không dừng lại ở đó, sinh viên phải tự động đào sâu và phân tích lý thuyết theo học thuật.
Xem thêm: Sinh viên lên đại học học những môn gì? Những lưu ý cần nên biết
Xem thêm : Không khí là gì?
Để giúp bạn có thể hình dung rõ ràng hơn vấn đề học viện khác gì Đại học. Bạn có thể quan sát bảng tổng kết giữa 2 đơn vị này:
Đơn vị Đại học Học viện Phổ biến
- Đại học mang tính phổ biến đại chúng hơn.
- Học viện mang tính chuyên mô, ít phổ biến hơn.
Nguồn gốc
- Được tạo nên chủ yếu từ công lập hoặc dân lập.
- Phần lớn có nguồn gốc, được tạo nên từ đơn vị chuyên môn ngành.
Chuyên môn
- Đại học chuyên giảng dạy là chủ yếu.
- Học viện có phần giảng dạy lẫn nghiên cứu chuyên sâu.
Tính chất đào tạo
- Đào tạo của hệ Đại học mang tính chất định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
- Đào tạo hệ học viện mang tính chuyên môn và đã có sẵn định hướng nghề nghiệp, sinh viên chỉ cần đào tạo chuyên sâu hơn .
Đa dạng
- Đào tạo đa dạng và nhiều ngành học khác nhau.
- Thường chỉ đào tạo chuyên môn ít ngành hơn đại học.
Thời gian
- Có thời gian đào tạo ngắn hơn so với HV.
- Thời gian đào tạo thường lâu hơn đa số bậc ĐH.
Đại học và học viện, học tại đâu tốt hơn?
Có thể thấy, học viện và đại học về giá trị không có quá nhiều sự khác nhau. Không những thế, để vào được trường, học sinh phải thông qua kỳ thi và đạt được điểm số do trường đưa ra. Đậu đại học hay học viện đều cần sự kiên trì, cố gắng. Vậy nên lựa chọn học đại học hay học viện cũng gây ra nhiều khó khăn.
Thế nhưng, sẽ không có một lời khuyên chính xác nào tư vấn cho bạn nên học học viện hay đại học. Bởi cả nếu so sánh, sẽ mang lại rất nhiều sự khập khiễng thấy rõ. Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu rõ ngành học mà mình yêu thích. Hiểu rõ bản thân đam mê nghiên cứu hay học tập đơn thuần rồi đi tìm việc làm. Khi giải đáp được bản thân, bạn sẽ biết được đâu là đáp án của riêng mình.
Đối tượng nên tham gia học đại học
Xem thêm : Đơn vị ở là gì? Phân loại đơn vị ở thế nào?
Nếu gặp khó khăn trong việc nên học học viện hay đại học, sau khi tìm hiểu học viện khác gì với đại học, bạn hãy xem xét lại bản thân. Đối với đại học, môi trường này sẽ phù hợp với những bạn muốn khám phá bản thân, yêu thích chương trình học có kiến thức và có thực hành kỹ năng liên quan song song với nhau. Bên cạnh đó, trường đại học cũng là nơi giúp bạn nâng cao các kỹ năng cần thiết trong ngành nghề mình học và sinh viên sau khi ra trường sẽ vững vàng hơn.
Học đại học không quá trau chuốt về con chữ hay lý thuyết. Sinh viên sẽ được học khái quát về kiến thức và tự tìm hiểu, mở rộng nếu muốn. Mặt khác, nếu sinh viên muốn thực hành và đầu tư vào kỹ năng, môi trường đại học cũng sẽ tạo điều kiện nhiều nhất có thể.
Đối tượng nên tham gia học học viện
Trái ngược với những bạn theo học đại học, học viện sẽ là nơi tạo điều kiện để sinh viên được nghiên cứu và tìm hiểu chuyên sâu, mở rộng kiến thức mà mình học được về mặt lý thuyết. Tại đây, sinh viên sẽ bị hạn chế về mặt phát triển kỹ năng liên quan đến ngành nghề. Tại cấp bậc học viện, sinh viên sẽ được nghiên cứu 1 lĩnh vực về ngành học của mình. Tại nước ta, một số ngành nghiên cứu phổ biến như: hành chính, kinh tế, quân sự, nghệ thuật, ngoại giao, …
Với chương trình học tại học viện, sinh viên phải là người yêu thích lý thuyết và chịu áp lực được với lượng kiến thức nhiều, thời gian đầu tư vào sách, con chữ lớn. Nghe có vẻ khuôn khổ và quy tắc. Thế nhưng, các ngành học tại học viện được đánh giá là rất thoải mái, không hề gò bó hay ép quá thiên về lý thuyết suông.
Bên cạnh đó, một điều được nhiều bạn cân nhắc khi học học viện, đó chính là tính ứng dụng đối với các ngành học không cao. Do đó, bản thân sinh viên học viện sau khi ra trường cần tốn nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng nếu muốn có một công việc tốt, năng động, khác với việc nghiên cứu.
Bằng cấp của học viện khác gì với đại học?
Tuy học viện và đại học có loại hình tổ chức đào tạo khác nhau. Thế nhưng bằng cấp giữa bằng đại học và bằng học viện là như nhau. Cả 2 đều do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định, ký, đóng dấu. Đặc biệt cả 2 tấm bằng đều có giá trị ngang nhau, hiệu lực trên toàn quốc và có giá trị vĩnh viễn.
Khi xin việc, các nhà tuyển dụng sẽ không phân biệt bằng đại học và bằng học viện. Sinh viên tốt nghiệp đại học hay học viện đều được gọi là cử nhân.
Top các học viện tốt nhất tại Việt Nam hiện nay
Đối với nhiều bạn học sinh, có lẽ học viện là khái niệm rất ít ai biết đến và lựa chọn định hướng sau trung học phổ thông. Thế nhưng, ở nước ta có rất nhiều học viện có chất lượng tốt, chương trình đào tạo chuyên sâu, phong phú ngành nghề. Đặc biệt đầu vào khó như:
- Học viện Hành chính Quốc gia TPHCM.
- Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội.
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Học viện Ngân hàng.
- Học viện Tài chính.
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Học viện Cảnh sát nhân dân.
- Học viện Hàng không Việt Nam.
- Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông.
- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
- Học viện ngoại giao Việt Nam.
- Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Sau những thông tin chia sẻ về học viện khác gì với đại học, có lẽ bạn cũng rút ra được nhiều kiến thức trước khi lựa chọn học viện và đại học để bước tiếp con đường học vấn của mình. Học viện và đại học có môi trường học khác nhau, thế nhưng, nhìn chung cả 2 đều có giá trị về bằng cấp và chương trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Tùy vào sở thích của mỗi người, hãy cân nhắc và lựa chọn cho mình đơn vị học tập phù hợp nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp