Học viện là gì? Học viện và trường đại học khác nhau thế nào?

Học viện là gì?

Theo Luật Giáo dục đại học, trường đại học, học viện là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Trong đó, cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.

Ngoài ra, còn có thuật ngữ về đại học mà mọi người cần phân biệt với trường đại học, học viện.

Cụ thể, đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Học viện (tiếng Anh là Academy) tập trung vào việc nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Cơ cấu tổ chức của học viện

Theo Luật Giáo dục đại học, cơ cấu tổ chức của học viện bao gồm:

– Hội đồng học viện;

– Giám đốc học viện; phó giám đốc học viện;

– Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);

– Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;

– Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường.

Cơ cấu tổ chức cụ thể của học viện, mối quan hệ và mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc trường đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của học viện.

Học viện và trường đại học khác nhau thế nào?

Học viện và trường đại học khác nhau thế nào? (Hình từ internet)

Học viện và trường đại học khác nhau thế nào?

Như đã đề cập ở phần định nghĩa, học viện và trường đại học đều là cơ sở giáo dục đại học, nhưng có một số điểm khác nhau:

– Mục đích: Học viện thường tập trung vào đào tạo và đào tạo ngành nghề hoặc chuyên môn cụ thể, trong khi trường đại học tập trung vào đào tạo sinh viên ở nhiều ngành khác nhau.

– Chương trình học: Học viện có phần dạy và phần nghiên cứu (thường học viện là đơn vị của ngành), còn trường đại học chuyên giảng dạy. Tuy nhiên, học viện thường đào tạo sâu và mang tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu; còn đào tạo của trường đại học mang tính nghề nghiệp nhiều hơn.

– Tên gọi: Học viện thường được đặt theo tên của ngành nghề hoặc chuyên môn mà nó đào tạo, còn trường đại học có tên chung chung hơn.

Các học viện ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, học viện vừa đào tạo đại học, sau đại học vừa nghiên cứu chuyên sâu trong một lĩnh vực, một ngành trọng điểm quốc gia.

Theo kết quả tra cứu trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo, có các học viện sau đây:

STT

Tên học viện

Ký hiệu

Tỉnh, thành phố

Loại hình cơ sở đào tạo

Loại trường

1

HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ

HVA

Thừa Thiên Huế

Học viện

Công lập

2

HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

NVH

Hà Nội

Học viện

Công lập

3

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

HBT

Hà Nội

Học viện

Công lập

4

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BVH

Hà Nội

Học viện

Công lập

5

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

HCP

Hà Nội

Học viện

Công lập

6

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

HHK

TP. Hồ Chí Minh

Học viện

Công lập

7

HỌC VIỆN MÚA VIỆT NAM

CMH

Hà Nội

Học viện

Công lập

8

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HVN

Hà Nội

Học viện

Công lập

9

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NHH

Hà Nội

Học viện

Công lập

10

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

HQT

Hà Nội

Học viện

Công lập

11

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

HPN

Hà Nội

Học viện

Công lập

12

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HVQ

Hà Nội

Học viện

Công lập

13

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

HTC

Hà Nội

Học viện

Công lập

14

HỌC VIỆN TOÀ ÁN

HTA

Hà Nội

Học viện

Công lập

15

HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM

HTN

Hà Nội

Học viện

Công lập

16

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

HYD

Hà Nội

Học viện

Công lập

17

NHẠC VIỆN TP. HỒ CHÍ MINH

NVS

TP. Hồ Chí Minh

Học viện

Công lập