Người bệnh mắc ám ảnh cưỡng chế OCD thường rất đau khổ bởi những ám ảnh trong tâm trí. Bệnh OCD có chữa được không là vấn đề được quan tâm nhiều. Bài viết sẽ giải đáp vấn đề này, giúp người bệnh chuẩn bị tâm lý thật tốt cho việc điều trị.
Bệnh OCD là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu về chủ đề “Bệnh OCD có chữa được không”, người bệnh cần phân tích rõ ràng về bệnh lý của bản thân thông qua các triệu chứng, biểu hiện. Người bệnh mắc rối loạn tâm lý OCD có các suy nghĩ ám ảnh, lo lắng rồi cưỡng chế bản thân phải thực hiện các hành vi để giảm bớt những căng thẳng trong tâm trí.
Bạn đang xem: Bệnh OCD có chữa được không? Cần làm gì khi mắc bệnh?
Nhóm hành vi rối loạn điển hình của những bệnh nhân mắc ám ảnh cưỡng chế OCD là:
- Làm sạch, làm bẩn: người bệnh ám ảnh cực độ và phóng đại suy đoán với những nguy cơ nhiễm bẩn từ môi trường. Từ đó, phát sinh ra các hành vi rửa sạch/ làm sạch đến mức cực đoan.
- Đối xứng và sắp xếp: yêu cầu hoàn hảo về sự ngăn nắp, trật tự theo đúng quy chuẩn của riêng người bệnh về sự sắp xếp, số lượng đồ đạc, màu sắc,…
- Suy tưởng cấm kị: có các suy nghĩ, lo âu không đáng có về khía cạnh tình dục, bạo lực,…
- Tích trữ: lo lắng về những nguy cơ xảy đến nên người bệnh gặp ám ảnh cần phải thu thập nhiều đồ dùng, thực phẩm.
Với các hành vi kể trên, người bệnh OCD luôn mắc kẹt và không thể thoát ra khỏi những hành vi cưỡng chế từ suy nghĩ. Điều này khiến bệnh nhân căng thẳng, khó chịu nhiều hơn.
Bệnh OCD có chữa được không?
Xem thêm : Nguyên nhân gây ngứa da đầu kèm rụng tóc, cách nào điều trị?
Ám ảnh cưỡng chế OCD là bệnh mạn tính nên cần được kiểm soát hàng ngày. Với vấn đề bệnh OCD có chữa được không – bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng, cải thiện cuộc sống hàng ngày ở mức ổn định.
Với những thắc mắc xung quanh “Bệnh OCD có chữa được không”, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng và đưa ra các phương án điều trị.
- Điều trị nội khoa tại nhà
- Trị liệu tâm lý để thay đổi hành vi nhận thức
Bệnh OCD rất khó chữa trong trường hợp bệnh nhân không hợp tác khi điều trị bệnh. Bởi vì không hợp tác, bệnh nhân dễ bỏ uống thuốc, bỏ trị liệu làm bệnh có nguy cơ trầm trọng thêm. Do vậy, vấn đề “Bệnh OCD có chữa được không”, cũng tùy thuộc vào mức độ hợp tác của bệnh nhân.
Cần làm thế nào khi mắc bệnh OCD
Người bệnh OCD cần phải chấp nhận bệnh, chấp nhận những suy nghĩ ám ảnh cưỡng chế là một phần của cuộc sống để thoát khỏi cảm giác tội lỗi trong tâm trí. Sau đó, kết hợp với các phương án điều trị bệnh mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Điều này làm tăng hiệu quả điều trị, giúp người bệnh bác bỏ luận điểm: “Bệnh OCD rất khó chữa”.
- Sử dụng thuốc đầy đủ theo chỉ định
- Không nên tự ý ngừng thuốc khi tình trạng khá hơn
- Kết hợp cùng các bài luyện tập tại nhà
- Chú ý các dấu hiệu bất thường của bệnh để tiến hành chẩn đoán sớm với bác sĩ
Xem thêm : MẠT NẠ LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ VỚI NƯỚC CAM GIÚP TRỊ NÁM DA SIÊU HIỆU QUẢ
Bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc “Bệnh OCD có chữa được không?” và đưa ra phương án xử trí với tình trạng bệnh. Tuy vậy, nếu có nghi ngờ bản thân mắc bệnh OCD, xin hãy khám và nhận sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa để ổn định tình trạng bệnh.
Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp