Câu hỏi:
Hội quốc liên ra đời nhằm mục đích gì?
A. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.
Bạn đang xem: Hội quốc liên ra đời nhằm mục đích gì?
B. Hợp tác phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội.
C. Duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
D. Phân chia quyền lợi của các nước thắng trận.
Xem thêm : Mừng tuổi tết thế nào cho đúng?
Đáp án đúng C.
Hội quốc liên ra đời nhằm mục đích duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh, đây một tổ chức chính trị mang tinh quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên, Hội Quốc Liên chính thức được khai sinh ngày 10/01/1920, cùng ngày Hiệp ước Versailles năm 1919 bắt đầu có hiệu lực.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C
– Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919-1920) và Oa-sinh-tơn (1921-1922) để ký kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được ký ở Vécxai và Oa-sinh-tơn thường được gọi là hệ thồng Vécxai-Oasinhtơn.
– Với hệ thồng Vécxai-Oasinhtơn một trật tự thế giới mới đã được thiết lập, phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản. Các nước thắng trận trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
– Đồng thời ngay giữa các nước tư bản thẳng trận cũng nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. Chính vì thế quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ tạm thời và mỏng manh.
Xem thêm : 35+ Phim Hoạt Hình Walt Disney Hay, Ý Nghĩa Nhất
– Hội Quốc Liên là một tổ chức liên chính phủ tiền thân của Liên Hợp Quốc ở tại sau này mà được thành lập vào ngày 10 tháng 1 năm 1920 theo sau Hội nghị hòa bình Paris nhằm kết thúc Thế Chiến 1. Đây là tổ chức quốc tế đầu tiên có nhiệm vụ chủ yếu là duy trì hòa bình thế giới.
– Theo công ước của mình, những mục tiêu chủ yếu của tổ chức gồm có ngăn ngừa chiến tranh thông qua an ninh tập thể và giải trừ quân bị, và giải quyết những tranh chấp quốc tế thông qua đàm phán và trọng tài.
– Những vấn đề khác trong công ước Hội Quốc Liên và những hiệp định liên quan gồm có điều kiện lao động, đối xử thích đáng với dân cư bản địa, buôn bán người và ma túy, buôn bán vũ khí, y tế toàn cầu, tù nhân chiến tranh, và bảo vệ các nhóm thiểu số tại châu Âu.
– Có 44 nước đã kí vào Hiến chương Hội Quốc Liên (trong đó 31 nước là thành viên ban đầu là những đồng minh tham gia chống lại nước Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và 13 nước không tham gia chiến tranh). Hội Quốc Liên chính thức được khai sinh ngày 10/01/1920, cùng ngày Hiệp ước Versailles năm 1919 bắt đầu có hiệu lực.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp