Về vấn đề này, Luật sư Lê Anh Ngọc – Đoàn Luật sư TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Luật sư Lê Anh Ngọc.
1. Hợp đồng dân sự là gì?
Bạn đang xem: Hợp đồng dân sự là gì? Đặc điểm của hợp đồng dân sự?
Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
2. Các loại hợp đồng dân sự chủ yếu
Tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
(1) Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
(2) Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
(3) Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
(4) Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
(5) Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
(6) Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
3. Đặc điểm của hợp đồng dân sự theo quy định pháp luật?
Xem thêm : 20/6 cung gì? Tính cách, tình yêu, sự nghiệp, sức khoẻ 2023
– Thứ nhất, hợp đồng dân sự là một sự kiện làm phát sinh hậu quả pháp lý: Xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể. Mọi hoạt động hướng đến nhằm xác lập, thay đổi hoặc ràng buộc các bên vào mối quan hệ liên quan đến quyền và nghĩa vụ đều được xem là sự kiện pháp lý nhằm dẫn đến hậu quả pháp lý cụ thể của chúng được xác định không phải bởi các bên mà bởi pháp luật.
– Thứ hai, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa hai hay nhiều bên và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người mà tạo lập nên một nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc cụ thể, nếu chỉ là ý chí của một bên thì đó được gọi là hành vi pháp lý đơn phương. Ngoài ra, nếu thỏa thuận không dựa trên sự tự nguyện của các bên, tức là không có sự thống nhất ý chí thì hợp đồng dân sự đó bị tuyên vô hiệu trước pháp luật. Pháp luật dân sự luôn tôn trọng sự tự nguyện, bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận và thiện chí của các bên nên nếu không có sự thống nhất ý chí thì không được coi là hợp đồng dân sự.Chỉ khi thống nhất ý chí thì quyền và nghĩa vụ dân sự mới phát sinh. Đồng thời, sự thỏa thuận thống nhất ý chí còn phải phù hợp với ý chí của Nhà nước để Nhà nước kiểm soát và công nhận hiệu lực hợp đồng dân sự trên thực tế.
– Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể ràng buộc nhau trong các điều khoản thỏa thuận. Hợp đồng ít nhất phải có hai bên chủ động cùng nhau tạo lập một quan hệ nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Việc xác lập nội dung và điều khoản trong hợp đồng thì hợp đồng có thể được xem là một phương thức mà theo đó người này thương lượng với người khác để có thể tạo ra sự đảm bảo rằng những điều khoản cam kết của họ có tính ổn định và bền vững trong suốt quá trình và thời gian hiệu lực hợp đồng.
Thứ tư, mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức xã hội mà các bên cùng hướng tới: Chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được chứng minh hoặc được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế:
+ Chủ thể giao kết hợp đồng dân sự bao gồm các cá nhân gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, pháp nhân và hộ gia đình. Các bên chủ thể này phải đáp ứng được điều kiện nhất định:
· Cá nhân: Có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật.
· Pháp phân: Pháp nhân khi giao kết hợp đồng dân sự phải thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân.
· Với hộ gia đình, hợp tác xã cũng phải thông qua người đại diện hoặc đại diện theo ủy quyền khi giao kết hợp đồng dân sự.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự
Tại Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng như sau:
– Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
Xem thêm : Ăn sầu riêng uống nước ngọt: Nên hay không nên?
– Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
– Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015.
5. Hiệu lực của hợp đồng dân sự
Căn cứ Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng như sau:
– Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
– Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Phụ lục hợp đồng dân sự
Tại Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phụ lục hợp đồng dân sự như sau:
– Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
– Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp