Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một trong những dạng hợp đồng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Để hiểu rõ về hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Và những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng này là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì là thắc mắc của nhiều người.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế theo quy định tại Khoản 14, Điều 3, Luật Đầu tư 2020.
Hợp đồng BCC là hình thức đầu tư dễ tiến hành, thích hợp với các dự án triển khai nhanh, thời hạn đầu tư ngắn. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC giúp doanh nghiệp sớm thu được lợi nhuận vì nhà đầu tư không mất thời gian đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới, không phải thành lập doanh nghiệp mới để thực hiện dự án nên thủ tục đầu tư đơn giản, tốn ít thời gian, chi phí, quy mô dự án linh hoạt.
Hiện nay, ở Việt Nam, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh được thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, lĩnh vực viễn thông, in ấn, phát hành báo chí, với sự tham gia góp vốn kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài.
2. Những điều lưu ý khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh
Chủ thể tham gia đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Để tránh những sai phạm dẫn đến những tranh chấp xảy ra không đáng có, các nhà đầu tư khi đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC cần lưu ý một số nội dung sau:
2.1. Quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Xem thêm : Cách sử dụng và tác dụng của kem chống nắng hóa học là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC:
Thứ nhất, hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Thứ hai, Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38, Luật Đầu tư 2020. Cụ thể:
“1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
- a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
- b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
- d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
- đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”
Thứ ba. các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
2.2. Nội dung hợp đồng BCC
Các bên bàn bạc về nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.
Xem thêm : Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới) hp1 – giáo dục quốc phòng
Căn cứ vào Điều 28, Luật Đầu tư 2020 quy định về nội dung hợp đồng BCC như sau:
Thứ nhất, Hợp đồng BCC phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Thứ ba, các bên tham gia hợp đồng có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
2.3. Thời hạn hợp đồng
Thời hạn hợp đồng được thỏa thuận phù hợp với quy định về thời hạn đầu tư. Theo đó, thời hạn đầu tư theo hợp đồng do các nhà đầu tư đề xuất trên cơ sở yêu cầu, mục đích đầu tư kinh doanh của họ. Thời hạn của mỗi dự án được Nhà nước chấp nhận bằng quy định về thời hạn đầu tư trong giấy chứng nhận đầu tư.
Thời hạn đầu tư tối đa không được đặt ra đối với các dự án đầu tư trong nước. Riêng đối với dự án đầu tư nước ngoài, thời hạn hợp đồng của dự án không quá 50 năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với từng dự án nhưng không quá 70 năm.
Qua bài viết Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì và những lưu ý cần thiết khi ký kết hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://icontract.com.vn/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp