Gió Mậu dịch, Gió Tín phong là gì? Nguồn gốc và giải thích chi tiết

Chinese xin giới thiệu với bạn đọc khái niệm cơ bản về Gió Mậu dịch, Gió tín phong mà trong dân gian thường dùng

Gió mậu dịch còn được gọi là gió tín phong (tín nghĩa, tin tưởng) là vì vào thời xưa người châu Âu và Trung Quốc đã dùng các đợt gió Mậu dịch để giong buồm buôn bán trên con đường tơ lụa trên biển, với sự xuất hiện của những cơn gió này thì việc làm ăn, buôn bán, giao thương được thuận lợi.

  • Gió mậu dịch tiếng Anh: trade wind hay passat
  • Gió mậu dịch tiếng Trung: 貿易風 季风/Jìfēng

Bắt nguồn từ passar trong tiếng Bồ Đào Nha) là gió thổi thường xuyên trong những miền Cận Xích đạo. Gió mậu dịch thổi từ những miền áp cao ở các vĩ độ ngựa về vùng áp thấp xung quanh xích đạo.

Trên Bắc bán cầu thì đây là những luồng gió thổi chủ yếu theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, còn trên Nam bán cầu là hướng Đông Nam – Tây Bắc (do ảnh hưởng của lực Coriolis).

Trong những miền cận xích đạo, gió mậu dịch đến từ hai bán cầu gặp nhau tạo thành những dòng đối lưu bốc lên cao (vì vậy mà ở sát mặt đất thì yên lặng, hoặc gió thổi yếu). Nó tạo thành cái gọi là đới hội tụ liên chí tuyến (ITCZ).

Gió mậu dịch thường xuất hiện vào mùa hè, thổi về hướng Đông ở tầng có độ cao trên 2 cây số phía trên xích đạo. Còn ở tầng cao hơn nữa thì lại có những luồng gió “mậu dịch ngược” thổi về hướng Tây. Đây là hệ quả của sự tuân thủ theo định luật bảo toàn động lượng trong chuyển động quay.

Trích nguồn từ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Gio _mau_dich

gio mau dich

Từ điển trích dẫn

  • 信封: Tín phong
  • 信風: Tín phong

1. Gió mùa, thổi vào thời kì nhất định và có phương hướng nhất định, thay đổi tùy theo mùa. ◇Vu Hộc 于鵠: “Phổ lí di chu hậu tín phong, Lô hoa mạc mạc dạ giang không” 浦裏移舟候信風, 蘆花漠漠夜江空 (Chu trung nguyệt minh dạ văn địch 舟中月明夜聞笛) Bến nước thuyền đi đợi gió mùa, Hoa lau mờ mịt đêm sông trống.

2. Tại vùng phụ cận nam bắc vĩ tuyến 30 độ, không khí do áp xuất cao thổi hướng về đường xích đạo, vì chịu ảnh hưởng của trái đất tự chuyển động, ở bắc bán cầu biến thành gió đông bắc, ở nam bán cầu biến thành gió đông nam; vì hướng gió này tuân theo quy luật ổn định nên gọi là “tín phong” 信風.

3. Tùy theo sức gió, theo gió.

Gió tín phong thổi từ đâu?

Gió tín phong thổi từ đâu? Gió tín phong có hướng thổi từ vùng áp cao tại các vĩ độ ngựa tới vùng áp thấp khu vực quanh xích đạo. Tại Bắc bán cầu, những luồng gió được thổi theo hướng Đông Bắc và Tây Nam.

Còn tại Nam bán cầu sẽ thổi theo hướng Đông Nam và Tây Bắc vì ảnh hưởng của lực Coriolis. Tại miền cận xích đạo, gió tín phong được thổi từ hai bán cầu khi gặp nhau sẽ tạo nên những luồng gió đối lưu với nhau. Chính vì vậy, khi sát mặt đất sẽ im lặng và gió hoạt động yếu hơn. Điều đó tạo thành đới hội tụ liên chí tuyến.

Gió mậu dịch thường xuất hiện vào mùa hè và được thổi theo hướng Đông tại vị trí 2 km trên cận xích đạo. Đối với vị trí tầng cao hơn, sẽ xuất hiện những luồng gió tín phong ngược thổi về hướng Tây. Sở dĩ có hiện tượng này là do định luật về bảo toàn động lượng khi có chuyển động quay.

Gió tín phong có đặc điểm gì?

Đặc điểm nổi bật của gió tín phong đó là, được thổi từ biển vào kéo theo đó là những làn gió mát. Khi di chuyển vào đất liền sẽ tạo nên đặc trưng khí hậu mưa phùn và lạnh ẩm đối với vùng đồng bằng Bắc Bộ, ven biển.

  • Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương thổi về Xích đạo.
  • Hướng gió: Đông Bắc.
  • Thời gian hoạt động: quanh năm
  • Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60 oB trở vào.
  • Cách nhận biết giữa gió tín phong và gió mùa

Gió Tín Phong (gió Mậu Dịch): là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ các vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam về phía Xích Đạo. Loại gió này được sinh ra do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Thuật ngữ này vốn được sử dụng cho gió mùa tại Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương. Có hai loại gió mùa: gió mùa đông và gió mùa hè. Ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn.

+ Mùa hạ:

  • Gió mùa mùa hạ tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.
  • Nguồn gốc: Xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ – Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengal vào nước ta.
  • Hướng gió: Tây Nam
  • Thời gian hoạt động: từ tháng V – X.

+ Mùa đông:

  • Gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xibia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.
  • Thời gian hoạt động: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
  • Phạm vi hoạt động: Từ vĩ tuyến 60 oB ra Bắc.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về gió tín phong gió mậu dịch