Trong triết học khái niệm chất dùng để chỉ?

Câu hỏi:

Trong triết học khái niệm chất dùng để chỉ?

A. Những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng.

B. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

C. Những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tương.

D. Những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng.

Đáp án đúng B.

Trong triết học, khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác, còn lượng dùng để chỉ thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển, quy mô, tốc động vận động, số lượng của sự vật và hiện tượng.

Giải thích lý do chọn đáp án B:

Trong chương trình giáo dục công dân lớp 10, bài số 5, chúng ta được học về Cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng. Trong đó, các khai niệm chất, lượng được giải thích như sau:

Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

Lượng dùng để chỉ thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)….của sự vật và hiện tượng.

Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau.

Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất như sau:

1/ Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất

– Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là độ.

– Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút.

– Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng: Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

2/ Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng

– Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng phù hợp với nó.

– Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

Để tạo ra sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định. Vì vậy, trong học tập, rèn luyện phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ, tránh hành động nôn nóng hoặc nửa vời.